Toán tư duy cho trẻ mầm non là môn học quan trọng giúp bé phát triển trí tuệ ngay từ bé. Bởi vậy, các phương pháp, các dạng bài tập giúp trẻ phát triển tư duy sớm rất được ba mẹ quan tâm tìm kiếm. Hãy cùng POMath tìm hiểu chi tiết về phương pháp học Toán tư duy mầm non qua 7+ dạng bài tập sau nhé.
Toán tư duy cho trẻ mầm non là gì?
Toán tư duy là môn học thông qua các con số, phép tính, hình khối thông thường giúp trẻ bồi dưỡng các kỹ năng: làm toán, phân tích, liên tưởng, so sánh, quan sát tư duy logic và giải quyết vấn đề. Qua đó, trẻ sẽ hiểu biết về văn hóa, lịch sử, bản chất của các tri thức trong Toán học thay vì chỉ có những công thức máy móc.
Hiện nay, có rất nhiều dạng bài tập toán tư duy phù hợp với độ tuổi mầm non. Chúng ta có thể kể đến gồm:
- Bài tập phân biệt hình khối, màu sắc, hình dáng: Giúp bé tăng khả năng quan sát, ghi nhớ và phân biệt màu sắc, hình khối.
- Bài tập nhận biết số: Giúp trẻ nhận biết các con số, dãy số và thứ tự lớn bé của chúng.
- Bài tập tìm quy luật: Giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và suy luận tư duy tổng hợp
- Bài toán mê cung: Giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng quan sát, tư duy liền mạch.
- Bài tập ghép tranh: Giúp bé tăng khả năng quan sát và nhanh nhạy hơn.
- Bài tập so sánh: Giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, tư duy đồng thời đưa ra phán đoán chính xác.
- Bài tập nối: Giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát và tư duy nhận biết vượt trội.
Có nên cho trẻ học Toán tư duy từ sớm?
Mỗi dạng bài tập, phương pháp trong chương trình toán tư duy đều rất cần thiết với sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy có nên cho con học toán tư duy ngay từ sớm không? Câu trả lời là CÓ ba mẹ nhé.
Những em bé được học toán tư duy ngay giai đoạn mầm non sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo: Mầm non là thời kỳ “vàng” để trẻ học tập và tiếp nhận kiến thức. Não bộ của trẻ nếu được rèn luyện tư duy thường xuyên sẽ sớm hình thành phản xạ tự nhiên.
- Phát triển khả năng quan sát: Đa phần trẻ con đều gặp phải vấn đề kém tập trung và lười quan sát. Khi được học toán tư duy, nhược điểm này của trẻ sẽ rất nhanh được cải thiện, tăng khả năng quan sát tập trung hữu hiệu.
- Xây dựng nền tảng Toán học sớm: Toán là môn học đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng: tư duy, phân tích và ghi nhớ. Vì vậy, khi cho trẻ học tập toán tuy duy từ sớm, sẽ giúp con trang bị kiến thức và nền tảng Toán học vững chắc.
7+ Cách giúp trẻ mầm non giỏi toán tư duy
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp trẻ yêu thích và giỏi toán tư duy ngay từ bé. Ba mẹ hãy tham khảo một số bài tập có thể thực hành ngay tại nhà dưới đây nhé.
Luyện tập phân biệt hình khối, màu sắc, hình dáng
Màu sắc và hình khối là hai khái niệm cơ bản giúp trẻ nhận thức về mọi thứ xung quanh. Ba mẹ nên hướng dẫn và giúp con nhận biết những khái niệm này ngay khi con bé.
Một cách đơn giản nhất giúp trẻ nhận biết hình khối và màu sắc là dựa vào những vật dụng có trong nhà. Ba mẹ hãy giới thiệu cho bé những đồ vật gần gũi nhất như bình sữa, bát ăn cơm, cốc uống nước có hình dạng gì, màu sắc gì? Đồng thời, sách vở cũng là một công cụ hữu ích giúp bé nhận biết màu sắc, hình khối và sự vật trong cuộc sống.
Điều này sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng quan sát, tư duy và ghi nhớ, đặt nền tảng vững chắc cho bộ môn Toán học.
- Bài tập 1: Hình nào sau đây là hình tròn?
- Bài tập 2: Hình nào dưới đây có màu hồng?
Đáp án:
- Hình 1
- Hình 3
Luyện tập nhận biết số
Con số có thể xem là “chìa khóa” mở ra thế giới Toán học đối với trẻ. Bởi vậy, ba mẹ nên dạy trẻ nhận biết mặt số và cách đếm số ngay ở độ tuổi mầm non. Việc làm này sẽ giúp trẻ có nền tảng tốt trước khi bắt đầu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Ba mẹ có thể cho con luyện tập nhận biết số đếm qua các bài tập trên sách vở hoặc từ những đồ vật quen thuộc như kẹo, bánh, trái cây,… Thông qua rèn luyện nhận biết số học, trẻ sẽ sớm nhận biết được các mặt số và thứ tự của chúng.
Bài tập: Hãy nối các ô sau đây tương ứng với chữ số thích hợp?
Đáp án:
- 1 – D
- 2 – A
- 3 – B
- 4 – C
Luyện tập tìm quy luật
Tìm quy luật là một trong những phương pháp phát triển tư duy cực kỳ hữu hiệu trong Toán học. Dạng bài tập này sẽ giúp trẻ tăng tính tập trung, tư duy tổng hợp và tìm ra quy luật của vấn đề.
Có nhiều cách khác nhau để ba mẹ có thể áp dụng dạy trẻ tìm ra quy luật. Từ những quy luật đơn giản như số tháng trong năm, số chẵn, số lẻ, số thứ tự cho đến những quy luật gần gũi trong cuộc sống: số cánh trên một bông hoa, số bậc cầu thang,… Khi trẻ cảm thấy hứng thú với bài học này, trẻ sẽ bắt đầu tự suy nghĩ và đặt ra câu hỏi cho chính mình: “ Tiếp đến là cái gì nhỉ?” Điều này giúp trẻ tăng khả năng tư duy cực kỳ hiệu quả.
Bài tập: Hãy tìm ra quy luật trong ảnh sau đây và chọn đáp án đúng cho dấu “?”.
Đáp án: D. 12
Bài toán mê cung
Luyện tập giải toán mê cung là cách giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng: tính kiên trì, khả năng quan sát, ghi nhớ, phân tích và giải quyết vấn đề. Để giúp bé rèn luyện những kỹ năng này, ba mẹ hãy chuẩn bị các bài toán mê cung hấp dẫn. Chúng có thể là bài tập trên giấy, cũng có thể là bài toán thông qua trò chơi. Và ba mẹ đừng quên gợi cho con sự hứng thú, tò mò bằng những lời khuyến khích.
Bài tập ghép tranh
Bài tập ghép tránh là một trong những phương pháp giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và tư duy nhanh nhạy. Thông qua bài những dạng bài tìm bóng cho đồ vật, con vật hay tìm mảnh ghép còn thiếu của bức tranh,… em bé sẽ cảm thấy hứng thú khi thực hành. Từ sự thích thú ban đầu sẽ khơi dậy tính tò mò, đam mê và kích thích sự tìm tòi, rèn luyện mỗi ngày của trẻ.
Bài tập so sánh
Bài toán so sánh là cách đơn giản giúp bé nhận ra sự khác biệt giữa các đồ vật. Thông qua sự so sánh đối lập (nhiều><ít), (cao>< thấp), (lớn><bé) sẽ giúp bé phát huy trí tưởng tượng phong phú hơn. Đồng thời qua đó, bé cũng có thể định lượng về những sự vật xung quanh mình.
Qua những bài tập so sánh trên sách vở, bé sẽ có những khái niệm đầu tiên về sự khác biệt giữa các sự vật. Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ cũng có thể thường xuyên đặt cho bé những câu hỏi như: Quả nào to hơn? Cái cây nào trong sân cao nhất? … để bé thực hành.
Bài tập: Điền dấu “>, =, <” vào các ô vuông thích hợp dưới đây.
Đáp án:
- 1. <
- 2. =
- 3. >
Bài tập nối
Bài tập nối là dạng bài tập cho trẻ thực hành những đồ vật, con vật, số theo một thứ tự (quy luật) nhất định. Chúng có thể là những hình vẽ giống nhau, những phép tính cộng trừ, số đếm,… Nhưng đều có tác dụng giúp trẻ rèn luyện trí não và tư duy cực kỳ hiệu quả.
Bài tập ví dụ:
Hãy nối các hình ở cột bên trái tương ứng với bóng của nó ở cột bên phải sau đây:
Đáp án:
- 1-B
- 2-D
- 3-A
- 4-C
Cho trẻ học toán tư duy cho trẻ mầm non qua đâu?
Ngày nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, không khó để ba mẹ có thể tìm được nguồn tài liệu giúp trẻ học toán tư duy. Một số nguồn tài liệu uy tín mẹ có thể bé học toán tư duy mầm non hiệu quả gồm:
Internet
Có rất nhiều website, forum, diễn đàn và các hội nhóm trên Facebook chia sẻ kiến thức dạy toán tư duy cho trẻ. Ba mẹ có thể đăng ký thành viên và tham khảo các nguồn tài liệu, kinh nghiệm được nhiều khác đăng trên đó.
Sách vở
Sách vở là công cụ tuyệt vời giúp ba mẹ có thể dễ dàng hướng dẫn trẻ phát triển các kỹ năng trong toán tư duy. Trong đó, sách toán tư duy POMath được biên soạn bởi PGS.TS Chu Cẩm Thơ luôn là lựa chọn hàng đầu của ba mẹ. Với những điểm vượt trội như đa dạng chủ đề, lộ trình học bài bản, phương pháp học qua trải nghiệm, thiết kế rực rỡ sắc màu giúp trẻ luôn cảm thấy vui vẻ và thích thú mỗi khi học.
Xem thêm:
Học tại Trung tâm trải nghiệm
Cho con học tại các trung tâm trải nghiệm toán tư duy là lựa chọn ba mẹ nên cân nhắc. Bởi tại đây, em bé sẽ được hướng dẫn một cách bài bản bởi đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Với bài tập đa dạng, giáo cụ trực quan, phương pháp hiện đại, sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh sẽ giúp trẻ tiếp thu và phát triển nhanh hơn.
Hiện nay có nhiều đơn vị, trung tâm triển khai chương trình học Toán tư duy cho trẻ. Trong đó, Khóa học ƯƠM MẦM của POMath là lựa chọn tuyệt vời, được nhiều cha mẹ tin tưởng cho trẻ mầm non trải nghiệm nhiều nhất.
Khóa học ƯƠM MẦM của POMath được xây dựng dành riêng cho trẻ trong độ tuổi vàng (4-6 tuổi) với thời lượng 36 buổi học. Tại đây, các con sẽ được tiếp cận với các mô hình Toán học, trò chơi, các dạng bài tập dễ hiểu và gần gũi. Nhờ đó, giúp trẻ phát huy tối đa năng lực của bản thân và bổ sung những kỹ năng còn thiếu hụt.
Đến đây, chắc hẳn ba mẹ đã hiểu học Toán tư duy cho trẻ mầm non rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Nó sẽ giúp trẻ có nền tảng Toán học vững chắc, phát triển đồng thời các kỹ năng quan trọng cho tương lai. Cụ thể gồm: tư duy logic, suy luận, quan sát, giải quyết vấn đề,…. Bởi vậy, hãy đầu tư cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để nhận lại kết quả tuyệt vời trong tương lai ba mẹ nhé.
Pingback: [Giải đáp] Dạy Toán tư duy cho bé 4 tuổi có tốt không?
Pingback: Tại sao phải học Toán? Trả lời thế nào để trẻ "YÊU" môn Toán
Pingback: Có nên cho trẻ học Toán tư duy từ sớm không? Lợi ích không ngờ
Pingback: Mách ba mẹ các dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 5 tuổi