Dạy học bằng trò chơi là phương pháp học tập tràn đầy hứng thú và hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy toán học cho học sinh lớp 4. Dưới đây là một số trò chơi học toán lớp 4 giúp bé rèn luyện kỹ năng và tăng cường kiến thức một cách sáng tạo và thú vị.
1. Lợi ích của việc cho con học toán qua trò chơi
Học toán qua trò chơi không chỉ là một hoạt động giáo dục đơn thuần mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những điểm tích cực khi cho con học toán qua trò chơi:
Giúp tăng hứng thú học cho trẻ
Trái ngược với phương pháp học truyền thống, trò chơi là nguồn động viên mạnh mẽ cho các bé sau giờ học trên lớp mệt mỏi. Việc biến các bài học toán thành trò chơi thú vị giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, làm cho bé hứng thú hơn. Thay vì xem toán là một công việc khó khăn, trò chơi giúp tạo nên niềm vui trong quá trình học.
Giúp bé tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn
Kết hợp học toán và chơi game, trẻ em có cơ hội tiếp xúc với kiến thức một cách tự nhiên và không áp lực. Những khái niệm toán học trở nên thực tế và hấp dẫn hơn khi được áp dụng trong bối cảnh trò chơi, giúp bé tiếp thu và nhớ kiến thức một cách dễ dàng và lâu dài.
Kết hợp rèn luyện các kỹ năng mềm cho con
Học toán qua trò chơi không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng mềm quan trọng. Trẻ em sẽ phát triển kỹ năng như tư duy logic, giải quyết vấn đề, tư duy linh hoạt, làm việc nhóm và kiểm soát tinh thần. Những kỹ năng này không chỉ quan trọng trong toán học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.
Việc học toán thông qua trò chơi không chỉ mở ra cánh cửa cho kiến thức toán một cách độc đáo mà còn hỗ trợ toàn diện trong quá trình phát triển của trẻ. Điều này không chỉ giúp bé thành công trong môi trường học đường mà còn chuẩn bị cho họ một cơ hội tốt hơn trong tương lai.
2. Một số trò chơi học toán lớp 4 hiệu quả
Sau đây POMath xin giới thiệu một số trò chơi học toán lớp 4 thú vị và dễ thực hiện để cha mẹ có thể tổ chức cho bé cùng các bạn tham gia.
Trò chơi xây hàng rào
- Mục đích: Rèn luyện khả năng tính nhẩm phép cộng, trừ, nhân, chia.
- Chuẩn bị: Vẽ một hàng rào hình chữ X và ghi các số theo một quy luật cụ thể do ba mẹ quy định.
- Hướng dẫn cách chơi: Bắt đầu bằng cách ghi một số bất kỳ vào phía bên trái của hàng rào và sau đó ghi một số khác vào phía bên phải của hàng rào. Tiếp theo, nhân 2 số vừa viết và ghi nhớ kết quả trong đầu. Bé tiếp tục nhẩm xem số ở phía trên và số ở phía dưới của hàng rào có kết quả bằng tổng của 2 số ở phía trái và phải hay không. Cuối cùng, ghi 2 số này vào phía trên và dưới của hàng rào.
Trò chơi điền số thích hợp
- Mục đích: Rèn luyện khả năng tính toán, tư duy logic và rèn luyện phản xạ.
- Chuẩn bị: 1 tờ giấy trắng và bút, sau đó vẽ các ô vuông nhỏ.
- Cách thực hiện: điền vào những vòng tròn nhỏ các số theo quy tắc mà ba mẹ đã xác định. Trong trò chơi này, ba mẹ có thể khích lệ bé mời bạn học nhóm để tham gia và chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ cho người chiến thắng. Khi bắt đầu trò chơi, mỗi bé sẽ tự điền số vào bảng của mình. Sau 5 phút, bé nào có số đúng và khác biệt nhiều nhất sẽ trở thành người chiến thắng.
Trò chơi ra khơi
- Mục đích: Rèn luyện khả năng tính toán, tăng phản xạ xử lý tình huống
- Chuẩn bị: Tấm bìa hình tứ giác để ghi biểu thức và tấm bìa hình tam giác để ghi kết quả biểu thức.
- Cách thực hiện: Phụ huynh có thể cho bé tự đặt tấm bìa ghi biểu thức lên giấy lớn, sau đó chọn tấm bìa ghi kết quả tương ứng và đặt lên trên như hình một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Trong vòng 8 phút, nhóm nào ghép đúng và có nhiều chiếc thuyền nhất sẽ là người chiến thắng. Nhóm đoạt giải sẽ được giáo viên thưởng 1 lá cờ đỏ.
Trò chơi hộp số may mắn
- Mục tiêu: Giúp trẻ ôn lại kiến thức về thứ tự của các số tự nhiên từ lớn đến bé.
- Chuẩn bị: Một hộp giấy bên trong chứa những mảnh giấy nhỏ có nội dung đã được ghi sẵn.
- Cách thực hiện: Trong trò chơi này, các em nên mời thật nhiều bạn tham gia. Bắt đầu bằng cách chuyển hộp giấy lần lượt cho nhau theo chiều ngang, trong khi đó, cùng hát một bài hát mà tất cả mọi người đều biết. Khi người lớn yêu cầu dừng, bạn nhỏ nào đang cầm hộp sẽ mở hộp, bốc thăm và đọc yêu cầu từ mảnh giấy. Sau đó phải thực hiện yêu cầu đó để chiến thắng.
Trò chơi May rủi
- Mục đích: Củng cố hiểu biết về số chẵn và số lẻ, đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc số tự nhiên ở lớp triệu.
- Chuẩn bị: 14 tấm bìa có kích thước khoảng 20cm x 5cm; Ghi số lớp triệu trở lên (7 bìa ghi số chẵn và 7 bìa ghi số lẻ), với mặt viết số được dán băng keo hai mặt.
- Cách thực hiện: Ba mẹ sắp xếp các em của đội chẵn đứng một bên, đội lẻ đứng bên còn lại. Dán một tấm bìa lên bảng và xáo trộn các số chẵn và lẻ. Ba mẹ mời từng em của mỗi đội (theo kiểu luân phiên) lên để gỡ một tấm bìa bất kỳ. Ngay sau khi tấm bìa được gỡ ra, bé phải đọc to con số được ghi trên đó. Nếu em đó đọc sai, đội sẽ không được tính điểm và mất lượt chơi. Qua trò chơi này, trẻ sẽ có cơ hội ôn tập và làm chủ kiến thức về số chẵn và số lẻ một cách thú vị và năng động.
Trò chơi những bông hoa điểm 10
- Mục đích: Ghi nhớ lâu các công thức quen thuộc như tính chu vi, tính diện tích của các hình đã học, tính nhẩm phép cộng trừ nhân chia,…. Kích thích khả năng vận dụng linh hoạt cùng khả năng tính nhẩm để học sinh có thể tự áp dụng vào việc tính toán chu vi và diện tích của một số hình học.
- Chuẩn bị: Một bó hoa hoặc một cành cây có gắn hoa. Trên mỗi bông hoa sẽ ghi nội dung các câu hỏi như:
Câu 1: Tính giá trị biểu thức sau 8 + 6 x 3
Câu 2: Hình vuông là hình như nào?
Câu 3: Hình tam giác có mấy cạnh?
- Cách thực hiện: Bé tham gia bốc thăm bông hoa cài trên cành cây được chuẩn bị sẵn. Khi nắm được câu hỏi, bé phải đọc câu hỏi to lên để ba mẹ có thể nghe rõ, sau đó mới trả lời. Nếu bé trả lời chính xác, diễn đạt một cách đúng và trôi chảy, ba mẹ sẽ thưởng cho bé một món quà nhỏ để khuyến khích tinh thần học tập. Nếu bé trả lời đúng nhưng vẫn còn thiếu sự trôi chảy trong diễn đạt, ba mẹ có thể khuyến khích bé thử lại lần nữa. Trong trường hợp bé trả lời sai, ba mẹ sẽ cung cấp gợi ý (nhưng không phải là câu trả lời) để giúp bé hiểu rõ hơn. Nếu sau khi nghe gợi ý mà bé vẫn chưa đưa ra câu trả lời đúng, bé sẽ phải chịu hình phạt, ví dụ như nhảy lò cò về chỗ.
Trò chơi mê cung
- Mục đích: Phát triển cân bằng hai bán cầu nói, giúp bé gia tăng khả năng tưởng tượng và ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị hình vẽ mê cùng hoặc tự vẽ mê cung trước.
- Cách chơi: Trong trò chơi này, ba mẹ có thể chọn những hình dạng mê cung khác nhau tùy thuộc vào năng lực của con, ví dụ như tìm đường đi theo quy luật số, hoặc tìm đường cho con vật ra khỏi mê cung. Nếu có thời gian, có thể tổ chức thi đấu để xem ai nhanh nhạy và sắc sảo hơn. Trò chơi này đòi hỏi sự tập trung cao độ từ trẻ, yêu cầu khả năng quan sát và suy luận để tìm ra đường đi nhanh và chính xác. Thông qua trò chơi này, bé có thể rèn luyện và phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ một cách tốt nhất.
Trò chơi chuyền thẻ
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết vị trí của các con số liền trước và liền sau.
- Chuẩn bị: chuẩn bị que gỗ nhỏ, một quả bóng
- Cách thức chơi: Các bé sẽ cùng nhau quyết định ai sẽ là người chơi đầu tiên thông qua trò oẳn tù tì. Trong lúc chơi, trẻ sẽ rải 10 que xuống đất, đồng thời tung một quả bóng lên cao. Mỗi lần tung bóng, trẻ sẽ nhặt từng que một. Lượt chơi của một người kết thúc khi quả bóng hoặc que rơi xuống đất. Trong trò chơi này, ba mẹ có thể giúp bé tập đếm số que đã nhặt được. Sau đó, có thể tăng độ khó của trò chơi bằng cách nhặt 2 que liền tiếp hoặc 3 que liền tiếp, tùy thuộc vào khả năng và sự phát triển của bé.
Trò chơi Ô ăn quan
- Mục đích: giúp trẻ rèn kỹ năng số đếm, cũng như phép tính cộng và trừ. Trò chơi này còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy sáng tạo, vì bé phải có khả năng tính toán chính xác để trở thành người chiến thắng.
- Chuẩn bị: Phấn viết bảng hoặc than để vẽ hình xuống dưới mặt nền
- Cách chơi: Trò chơi thường được thiết kế cho 2 người chơi. Ban đầu, một hình chữ nhật được vẽ và chia thành 10 ô, mỗi bên có 5 ô đối xứng với nhau (gọi là ô quân). Tiếp theo, vẽ thêm 2 hình bán nguyệt ở bên ngoài (cạnh ngắn) của hình chữ nhật để tạo các ô quan.
Mỗi người chơi bắt đầu đặt quân vào 5 ô của mình, mỗi ô sẽ có 5 viên đá và 1 viên đá lớn hơn được đặt vào ô quan. Sau đó, hai người chơi thực hiện oẳn tù tì để xác định người đi trước. Người chơi được quyền đi trước sẽ tính toán để lấy quân từ bất kỳ ô nào và rải dần đi qua các ô, thêm mỗi ô một viên đá. Bé tiếp tục rải cho đến khi gặp ô trống (trừ ô quan ra), lúc này bé sẽ được “ăn” tổng số viên đá có trong ô đó. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi một bên ăn hết quân ở các ô của bên còn lại và cả ô quan, người chơi đó sẽ trở thành người chiến thắng.
Xem thêm:
3. POMath – chương trình học toán tư duy kết hợp việc học qua trò chơi
Chương trình học tại POMath tập trung vào việc tăng cường hoạt động trải nghiệm giác quan để phát triển tư duy tự nhiên của học sinh. Môi trường học Toán khoa học được thiết kế đa dạng, kết hợp các hoạt động tập thể, trò chơi Toán học và làm phiếu bài tập cá nhân. Khóa học Tiểu học dành cho học sinh lớp 4 bao gồm 7 chủ đề chính: Cấu tạo số, Thực hiện phép tính, Tìm hiểu yếu tố chưa biết, Hình học, Đại lượng, Toán có lời văn, và Logic – Tập hợp. Học sinh đạt được năng lực cơ bản phù hợp với độ tuổi, tạo nền tảng cho sự phát triển ở mức độ cao hơn.
Chỉ sau 1 tháng, học sinh sẽ cảm thấy thích thú và tự tin hơn khi giải các bài toán. Kết quả đầu ra về năng lực của trẻ được trình bày dưới dạng biểu đồ năng lực, giúp phụ huynh hiểu rõ về năng lực toán học và tâm lý của con em mình. Điều này giúp phụ huynh đưa ra quyết định về phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho trẻ.
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu trò chơi học toán lớp 4 hay và bổ ích. Chỉ cần có phương pháp học tập hiệu quả kết hợp lý thuyết, thực hành và trò chơi, bé sẽ cảm thấy có nhiều động lực hơn để tiếp tục chinh phục những con chữ trong tương lai.