Toán lớp 4 phép trừ: Tổng hợp lý thuyết và bài tập

Toán lớp 4 phép trừ: Tổng hợp lý thuyết và bài tập

Phép trừ là một trong những bài toán cơ bản của môn Toán lớp 4. Để hỗ trợ việc học toán trở nên dễ dàng hơn, POMath sẽ trình bày chi tiết lý thuyết, các dạng bài tập, và một số tips học tập toán lớp 4 phép trừ trong bài viết dưới đây.

1. Lý thuyết toán lớp 4 phép trừ 

Phép trừ, một trong bốn phép toán cơ bản (bao gồm cộng, trừ, nhân, chia), là quá trình tính toán để giảm giá trị hiện tại và thu được giá trị cuối cùng, được biểu diễn bằng dấu “-”. Phép trừ là dạng phép tính đã được làm quen trong chương trình toán lớp 1. Trong chương trình lớp 4, phép trừ phức tạp hơn một chút.

Một phép tính trừ thường được biểu diễn như sau: a−b=c, trong đó:

  • a là số bị trừ 
  • b là số trừ 
  • c là hiệu 

Trong quá trình học sách giáo khoa toán lớp 4 về phép trừ, học sinh cần chú ý đến hai loại phép trừ quan trọng: phép trừ không nhớ và phép trừ có nhớ. Điều này giúp bé xác định cách tiếp cận bài toán trừ một cách chính xác và linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng bài toán.

Toán lớp 4 phép trừ - những kiến thức quan trọng
Toán lớp 4 phép trừ – những kiến thức quan trọng

2. Các dạng bài tập toán lớp 4 phép trừ 

Khi học và thực hành các bài toán về phép trừ trong sách giáo khoa Toán lớp 4, bé sẽ được tiếp xúc một số dạng nhất định. Các dạng bài này bao gồm đặt tính rồi tính, tính nhẩm, toán có lời giải, so sánh, dạng rút gọn rồi tính phép trừ. 

Tính nhẩm

Dạng toán chú trọng nâng cao kỹ năng tính nhẩm thường gặp trong chương trình toán lớp 4 thường được biết đến dưới tên tính nhanh. Một số phương pháp để tính nhanh đó là bé cần vận dụng linh hoạt các tính chất của phép trừ:

  • Trừ một số cho một tổng: Muốn trừ một số cho một tổng, ta có thể lấy số đó lần lượt trừ cho hai số trong tổng. Công thức như sau: a – (b + c) = (a – b) – c
  • Trừ một tổng cho một số: Muốn trừ một tổng cho một số, ta lấy một số hạng của tổng trừ đi số đó rồi cộng với số hạng còn lại. Công thức như sau: (a + b) – c = (a – c) + b = (b – c) + a

Để áp dụng 2 tính chất này, ta nên biến các số thành số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Cụ thể hãy theo dõi ví dụ sau đây.

Ví dụ: Tính nhẩm: 9874 – 836 = 9874 – (800 + 36) = 9874 – 800 – 36 = 9074 – 36 = 9038

Đặt tính rồi tính

Phương pháp đặt tính rồi tính là một trong những kỹ thuật giải bài toán 4 phép trừ được sử dụng rộng rãi trong chương trình sách giáo khoa. Để thực hiện bài tập này, học sinh cần sắp xếp phép tính theo hàng dọc và thực hiện các bước sau đây:

  • Viết số trừ dưới số bị trừ: Sắp xếp số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số nằm thẳng hàng và cột với nhau.
  • Thực hiện phép trừ theo hàng: Bắt đầu từ hàng đơn vị, tiếp theo là hàng chục, hàng trăm,… Trừ các chữ số tương ứng từ phải qua trái.
  • Kiểm tra kết quả và kết luận: Sau khi thực hiện phép trừ, học sinh nên kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác. Kết luận cuối cùng có thể bao gồm việc so sánh giữa số bị trừ và số trừ, hoặc nhận xét về giá trị cuối cùng của phép trừ.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính 18495 – 2454 

Một số dạng bài tập toán lớp 4 phép trừ
Một số dạng bài tập toán lớp 4 phép trừ

Toán có lời giải

  • Bước 1: Đọc và phân tích đề bài. Khi đã học đến lớp 4, công đoạn đọc hiểu và phân tích đã trở nên dễ dàng hơn đối với trẻ. Hãy bình tĩnh và note lại những từ khóa và ý chính của đề bài là được
  • Bước 2: Tóm tắt đề bài. Cách tóm tắt đề bài rất đơn giản. Bé cần liệt kê thông tin dự kiến và câu hỏi từ đề bài. Cụ thể như ví dụ dưới đây: Hội nghị dự kiến có 81 khách, nên đã sắp xếp 9 hàng ghế. Nhưng thực tế có đến 135 người tham gia. Hỏi cần kê thêm bao nhiêu hàng ghế?

Tóm tắt:

81 khách: 9 hàng ghế

135 khách:….hàng ghế?

  • Bước 3: Nghĩ cách giải hợp lý. Sau khi tóm tắt bài, trẻ cần tìm hướng để giải bài toán. Tùy thuộc vào độ khó, bài toán có thể cần thực hiện 1, 2, hoặc thậm chí 3 phép tính.
  • Bước 4: Trình bày bài giải. Một bài giải hoàn chỉnh bao gồm 3 phần: lời giải, phép tính và đáp số.

Ví dụ: Ngày thứ nhất bác Hoa bán được 1457kg gạo. Ngày thứ hai bác Hoa bán được ít hơn ngày thứ nhất 35kg gạo. Hỏi tổng số gạo bác Hoa bán được sau 2 ngày là?

Tóm tắt:

Ngày thứ nhất: 1457kg

Ngày thứ hai: ít hơn ngày thứ nhất 35kg

Hỏi tổng số gạo bán được:…..kg?

Bài giải:

Ngày thứ hai bán được số kg gạo là:

1457 – 35 = 1422 (kg)

Tổng số gạo bán được trong 2 ngày là:

1457 + 1422 = 2879 (kg)

Đáp số: 2879kg

So sánh 

So sánh có lẽ đã quá quen thuộc với học sinh lớp 4. Đối với dạng bài này, bé chỉ cần so sánh 2 số xem số nào lớn hơn và điền dấu <, >, =. Ở dạng nâng cao hơn, đề bài sẽ yêu cầu so sánh một biểu thức với một số hoặc 2 biểu thức với nhau. Cách thực hiện như sau:

  • Tính giá trị biểu thức
  • So sánh giá trị biểu thức đã tính được với số đã cho
  • Điền dấu <, >, =

Ví dụ: So sánh 987 – 43 và 969

Có 987 – 43 = 944

Có 944 < 969 => 987 – 43 < 969

Nắm vững kiến thức cơ bản để giải các dạng bài tập
Nắm vững kiến thức cơ bản để giải các dạng bài tập

Dạng rút gọn rồi tính phép trừ 

Rút gọn được hiểu ở đây là khi bé thực hiện phép tính có phân số. Để làm đơn giản phép tính, bé cần thực hiện rút gọn phân số rồi mới thực hiện tính toán. Đây không phải là bước bắt buộc nhưng nên được thực hiện để tránh gây nhầm lẫn khi tính toán. 

  • Bước 1: Rút gọn phân số thành phân số tối giản.
  • Bước 2: Tìm mẫu số chung rồi sau đó quy đồng hai phân số.
  • Bước 3: Thực hiện tính phép trừ: tính hiệu của tử số và giữ nguyên mẫu số. Viết kết quả dưới dạng phân số.
  • Bước 4: Rút gọn kết quả.

3. Tổng hợp bài tập toán lớp 4 phép trừ

POMath xin gửi đến quý phụ huynh và học sinh nguồn tài liệu quý báu tổng hợp các dạng toán lớp 4. Quý phụ huynh có thể tải về bài tập tại đường liên kết dưới đây. Tất cả những bài tập này đều được sưu tầm và kiểm duyệt bởi giáo viên có chuyên môn cao, đảm bảo phản ánh đúng chương trình sách giáo khoa mới và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh lớp 4.

DOWNLOAD BÀI TẬP TOÁN LỚP 4 PHÉP TRỪ TẠI ĐÂY

4. Bí quyết giúp bé học tốt toán lớp 4 phép trừ

Toán học, đặc biệt là phép trừ, thường là một thách thức đối với các học sinh lớp 4. Tuy nhiên, có những bí quyết giúp bé học tốt phép trừ và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công trong môn toán này. Dưới đây là những gợi ý quan trọng:

Áp dụng thực tiễn

Phép trừ không chỉ là một khái niệm trên giấy, mà còn có ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy áp dụng nó vào các tình huống thực tế, giúp bé nhận ra tầm quan trọng của phép trừ trong việc giải quyết vấn đề hàng ngày. Ví dụ, trong việc quản lý tiền bánh mì, bé có thể sử dụng phép trừ để tính toán số tiền thừa trả lại từ cửa hàng.

Bí quyết cùng con chinh phục kiến thức phép trừ lớp 4 hiệu quả
Bí quyết cùng con chinh phục kiến thức phép trừ lớp 4 hiệu quả

Luyện nhiều bài tập

Luyện tập là chìa khóa quan trọng để nắm vững bất kỳ kỹ năng nào, và phép trừ không phải là ngoại lệ. Bài tập giúp bé làm quen với nhiều loại câu hỏi và tình huống khác nhau, từ phép trừ đơn giản đến phức tạp hơn. Điều này giúp bé tự tin và thoải mái khi đối mặt với bất kỳ bài toán nào.

Xem thêm:

Phát triển tư duy, tham gia khoá Tiểu học tại POMath

Các khóa học tại POMath không chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng tính toán phép trừ mà còn phát triển tư duy toán học thông qua các bài toán thú vị và thực tế. Bé sẽ học cách áp dụng phép trừ vào những tình huống thực tế, từ đó mở rộng tầm nhìn và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

Tham gia khoá Tiểu học tại POMath, bé sẽ được hướng dẫn bởi giáo viên chuyên nghiệp, tận hưởng không khí học tập tích cực và có cơ hội thực hành toán một cách sáng tạo. Đây là một bước quan trọng để làm cho môn toán trở nên thú vị và thách thức đồng thời.

Bí quyết giúp bé học tốt toán học không chỉ nằm ở việc áp dụng kiến thức vào thực tế và luyện tập nhiều bài tập mà còn là sự phát triển toàn diện qua các khóa học tại POMath. Hãy tận dụng những cơ hội này để bé phát triển mạnh mẽ trong hành trình toán học của mình nhé!

Như vậy, POMath đã hướng dẫn những cách giải toán lớp 4 phép trừ. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bé hiểu bài rõ hơn và dành được điểm cao trong kỳ thi sắp tới.



    +