Toán lớp 2 phép cộng có nhớ: lý thuyết và bài tập

Toán lớp 2 phép cộng có nhớ: bài tập và cách làm

Phép cộng có nhớ là kiến thức khá mới lạ kể từ khi trẻ được tiếp xúc với toán từ lớp 1. Trong chương trình toán lớp 2, phép cộng có nhớ đòi hỏi trẻ phải nắm rõ quy trình tính toán, cách trình bày phép tính cột dọc và khả năng ghi nhớ tốt. Do đó, không ít bé cảm thấy khó tập trung khi giải quyết dạng bài này. Dưới đây, POMath sẽ tổng hợp lại kiến thức cùng các dạng bài tập liên quan đến toán lớp 2 phép cộng có nhớ mà ba mẹ nên tham khảo! 

1. Tổng hợp lý thuyết toán lớp 2 phép cộng có nhớ 

Phép cộng có nhớ là một phép tính tổng hai số khi tổng của các chữ số ở một cột lớn hơn hoặc bằng 10. Khi đó, ta phải nhớ số hàng chục và thêm vào phần tổng tiếp theo. Để thực hiện phép cộng này, bé cần bắt đầu từ phải sang trái. Cụ thể cách tính như sau:

  • Bước 1: Bé cần trình bày các số hạng theo cột dọc sao cho hàng đơn vị của số này thẳng hàng với hàng đơn vị của số kia, tương tự áp dụng với hàng chục, hàng trăm (nếu có).
  • Bước 2: Thực hiện phép tính từ phải sang trái. Bắt đầu lấy hàng đơn vị của 2 số hạng cộng lại với nhau rồi điền chữ số cuối của kết quả đồng thời nhớ hàng chục của kết quả.
  • Bước 3: Thực hiện phép tính hàng chục rồi cộng thêm kết quả vừa nhớ, cuối cùng là điền kết quả.

Khi làm ba mẹ hãy luôn nhắc nhở con ghi nhớ phần số nhớ sang hàng chục để tránh bị nhầm lẫn và thiếu sót trong quá trình thực hiện phép tính nhé!

Tổng hợp đầy đủ lý thuyết toán lớp 2 phép cộng có nhớ
Tổng hợp đầy đủ lý thuyết toán lớp 2 phép cộng có nhớ

2. Các dạng toán lớp 2 phép cộng có nhớ thường gặp

Dưới đây là một số dạng toán liên quan đến phép cộng có nhớ thường gặp nhất. Ba mẹ hãy hướng dẫn con cách thực hiện từng dạng toán dưới đây nhé!

Dạng toán đặt tính rồi tính

Đặt tính rồi tính là dạng bài thường xuất hiện trong đề thi. Dạng bài này đòi hỏi trẻ phải có khả năng trình bày cẩn thận và tỉ mỉ. Cách làm đặt tính rồi tính như sau: 

  • Bước 1: Trình bày các chữ số trong cùng 1 hàng thẳng cột với nhau (Hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị).
  • Bước 2: Thực hiện tính từ phải sang trái. Bắt đầu từ hàng đơn vị. Nếu kết quả hàng đơn vị lớn hơn 10 thì chỉ ghi kết quả của số cuối rồi nhớ số hàng chục. Tiếp đến cộng kết quả hàng chục,…. Tiếp tục làm đến khi hết phép tính.

Ví dụ:

Đặt tính rồi tính: 34 + 47, 12 + 49, 45 + 26

Cách đặt tính:

34

+

47 

—–

12

+

49 

—–

45

+

26

—–

Dạng tính nhẩm

Thông thường dạng tính nhẩm thường có một vài điểm đặc biệt đòi hỏi trẻ phải nhanh nhạy phát hiện ra. Trường hợp đặc biệt thường xuất hiện trong các phép tính tính nhầm có nhớ là các cặp số tạo nên kết quả tròn chục, tròn trăm.

Để có thể làm được dạng tính nhẩm nhanh, ba mẹ có thể dạy con 1 số mẹo tính và cho con học thuộc các bảng tính theo quy luật như 7 cộng với một số, 8 cộng với một số, 9 cộng với một số

Ví dụ: Tính nhẩm: 89 + 28 + 11 = (89 + 11) + 28 = 100 + 28 = 128

Dạng toán có lời văn 

Dạng toán có lời văn có lẽ không còn xa lạ đối với các bé học lớp 2. Trong chuyên đề toán lớp 2 phép cộng có nhớ, dạng toán có lời văn chỉ có thêm thay đổi đó là phép tính. Các phép tính ra trong đề bài sẽ phức tạp hơn, yêu cầu trẻ phải tính có nhớ. Ở dạng bài này, hãy hướng dẫn trẻ làm nháp phép tính theo cột dọc trước rồi mới ghi vào vở nhé!

Ví dụ: Trên sân trường có 29 bạn nữ và 16 bạn nam. Hỏi trên sân có tất cả bao nhiêu bạn?

Trên sân trường có tất cả số bạn là:

16 + 29 = 45 (bạn)

Đáp số: 45 bạn

Các dạng toán phép cộng có nhớ thường gặp
Các dạng toán phép cộng có nhớ thường gặp

Dạng toán so sánh 

Có 3 dạng phổ biến khi trẻ làm bài so sánh toán lớp 2 phép cộng có nhớ. Các dạng bao gồm là: tính 2 tổng, tính 1 tổng, tách số.

  • Dạng tính 2 tổng: Ở dạng này, đề bài sẽ yêu cầu trẻ so sánh 2 phép cộng có nhớ. Việc trẻ cần làm là tính 2 phép cộng trên nháp rồi sau đó so sánh 2 kết quả đã tính được. Ví dụ: So sánh 45 + 81……14 + 95
  • Dạng tính 1 tổng: Dạng này thì đơn giản hơn. Đề bài sẽ yêu cầu trẻ so sánh một tổng với một số. Cách làm tương tự như trên. Ví dụ: So sánh 85…..37 + 46
  • Dạng tách số: Đây có thể coi là mẹo giải bài cho một số phép tính. Cách này thường được áp dụng khi một vế là số tròn chục, tròn trăm. Ví dụ: So sánh 189…..74 + 100. Biến đổi phép tính thành: 89 + 100…..74 + 100. Kết quả là >.

Xem thêm

Toán lớp 2 mét: tổng hợp lý thuyết và bài tập

3. Tổng hợp bài tập toán lớp 2 phép cộng có nhớ 

Để bé có thể luyện tập dạng bài toán lớp 2 phép cộng có nhớ, PoMath xin tổng hợp bài tập có đáp án trong link dưới đây để cha mẹ tham khảo. Bài tập đều được giáo viên có chuyên môn kiểm duyệt cẩn thận nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm luyện tập cùng bé nhé.

DOWNLOAD TOÁN LỚP 2 PHÉP CỘNG CÓ NHỚ 

Ba mẹ nên cân đối thời gian luyện tập và thời gian giải trí cho con, tránh tạo áp lực cho con trong quá trình học nhé!

4. Bí quyết cùng con học tốt toán lớp 2 phép cộng có nhớ 

Toán học là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, cha mẹ cần có những phương pháp riêng để giúp bé học tốt môn học này. Sau đây là một số bí quyết giúp bé học tốt toán lớp 2 phép cộng có nhớ mà cha mẹ có thể tham khảo.

Cùng con học phép tính cơ bản

Trước khi tiến hành học phép cộng có nhớ, hãy đảm bảo chắc chắn rằng con đã hiểu về khái niệm số học cơ bản, đếm số, hiểu các số từ 1 đến 10, và có kiến thức về các khái niệm cơ bản như “nhiều hơn,” “ít hơn,” “bằng nhau,” cộng các số trong phạm vi 10,…v.v. Điều này giúp con dễ dàng tiếp cận và hiểu các phép tính hơn.

Học mẹo tính nhẩm

Học tính nhẩm không chỉ giúp trẻ làm tốt bài tập trên lớp mà còn giúp bé xử lý nhanh nhạy các tình huống ngoài thực tế. Hãy hướng dẫn trẻ cách kết hợp các số tròn chục, tròn trăm thành một nhóm và luyện tập nhiều lần dạng bài tập tính nhanh. Chắc chắn khả năng sẽ được nâng cao đáng kể.

Bí quyết cùng con học toán phép cộng có nhớ
Bí quyết cùng con học toán phép cộng có nhớ

Áp dụng vào thực tiễn

Giúp con thấy rõ mục đích của việc học toán trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tạo các tình huống trong cuộc sống thực để áp dụng kiến thức toán học của con, ví dụ như khi mua đồ, tính tiền, chia sẻ bánh kẹo v.v. Điều này giúp con nhận thức được ý nghĩa và ứng dụng của toán học trong cuộc sống.

Phát triển tư duy cùng POMath

POMath được biết đến là chương trình toán tư duy dành cho trẻ từ 4-11 tuổi, được nghiên cứu và phát triển từ năm 2002. Các phương pháp ứng dụng dạy trong chương trình hướng tới rèn luyện tư duy chủ động tìm hiểu kiến thức, khả năng tư duy logic trong toán học, khả năng sáng tạo trong cuộc sống cho con. 

Phát triển tư duy toàn diện cùng POMath
Phát triển tư duy toàn diện cùng POMath

Đặc biệt các khoá học toán tư duy tại POMath đều hướng đến cho bé rèn luyện tư duy thông qua các áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, qua các hoạt động thực tế. Các hoạt động học toán trong môi trường đa phương tiện đó cũng giúp bé có thể hình thành tình yêu toán học tự nhiên, thoải mái nhất khi học, tránh cảm giác nhàm chán, áp lực trong quá trình học toán. 

2 khoá học chính mà POMath đang cung cấp đó là khoá Ươm mầmTiểu học. Ba mẹ có thể tìm hiểu kỹ trước khi cho con học nhé!

Trên đây, POMath đã tổng hợp chi tiết về kiến thức, các dạng bài và bài tập toán lớp 2 phép cộng có nhớ, ba mẹ hãy cùng con ôn tập đầy đủ và luyện tập nhé! Liên hệ với POMath để được tư vấn chi tiết hơn về các khoá học toán tư duy ngay!



    +