Ở chương trình lớp 2, bé đã được làm quen với kiến thức về nhân chia cơ bản. Để cùng con củng cố lại kiến thức này, ba mẹ hãy cùng bé tham khảo bài viết tổng hợp toán lớp 2 nhân chia và một số bài tập cơ bản thường gặp nhất dưới đây nhé!
Kiến thức phép nhân phép chia cơ bản
Dưới đây là tổng hợp các kiến thức phép nhân phép chia lớp 2 cơ bản nhất. Ba mẹ hãy lưu lại và cùng bé ôn tập lại nhé!
Hiểu khái niệm phép nhân và phép chia
Trước tiên, để có thể thực hiện phép tính nhân chia, ba mẹ cần hướng dẫn con hiểu được bản chất của phép nhân và phép chia. Phép nhân được ký hiệu là x, đồng thời nắm được các thành phần trong phép nhân bao gồm: A x B = C
Trong đó:
- A: Số nhân (Thừa số 1);
- B: Số bị nhân (Thừa số 2);
- C: Tích của phép tính 2 thừa số
Ngoài ra, bé cần nắm được những tính chất cơ bản như tính chất giao hoán trong phép nhân.
Với phép chia, bé cần nhớ được ký hiệu phép chia là : và các thành phần trong phép chia là: số bị chia, số chia, thương.
Ở lớp 2 các bé mới bắt đầu làm quen với phép nhân cơ bản trong phạm vi 100 và phép chia hết trong phạm vi 100.
Ghi nhớ một số nguyên tắc nhân chia với số 0 và số 1
Để có thể thực hiện phép nhân, phép chia nhanh hơn, các bé cũng cần nắm rõ được một số nguyên tắc cơ bản với phép nhân và phép chia số 0 và 1. Cụ thể như sau:
Phép nhân
- Nguyên tắc 1 số nhân với 1 số bằng chính nó. Ví dụ: 5×1 = 5
- Một số nhân với 0 sẽ bằng 0. Ví dụ: 4×0 = 0
Phép chia
- Phép chia có nguyên tắc số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. Ví dụ: 8 : 1 = 8.
- Số 0 chia cho bất cứ số nào cũng bằng 0. Ví dụ 0 : 9 = 0
- Không tồn tại phép chia cho số 0
Trên đây là một số kiến thức cơ bản nhất liên quan đến toán lớp 2 phép nhân phép chia mà ba mẹ và bé nên ứng dụng vào các bài toán thực tế để giải.
Xem thêm:
Các dạng toán lớp 2 phép nhân phép chia cơ bản
Dưới đây là một số dạng toán cơ bản về phép nhân phép chia thường gặp, ba mẹ hãy hướng dẫn con chi tiết cách làm để có thể chinh phục mọi loại bài tốt nhất nhé!
Dạng bài đặt tính rồi tính
Đây là dạng bài yêu cầu bé thực hiện đặt tính rồi tính phép tính. Để làm dạng bài này, bé cần nắm rõ bảng nhân chia cơ bản, biết cách trình bày dạng nhân chia theo chiều dọc cơ bản nhất.
Ví dụ: đặt tính rồi tính
35 x 4
12 x 3
45 : 5
Dạng toán so sánh
Với dạng so sánh này, các bé sẽ thực hiện phép tính nhân chia bình thường sau đó cho ra kết quả cuối cùng để hoàn thành bài tập. Ví dụ cụ thể về dạng bài này:
13 x 3 … 4 x 10
20 : 5 … 15 : 3
Với bài tập này, trước tiên bé phải thực hiện phép tính nhân chia để cho ra đáp án cuối cùng. Tiếp theo, lấy kết quả đó so sánh để điền dấu lớn, bé, bằng tương ứng vào.
Dạng toán có lời giải
Thực chất dạng toán có lời giải nhằm mục đích để bé vừa luyện tập thực hiện phép tính vừa rèn cách trình bày cũng như giải quyết các tình huống thực tế hiệu quả hơn.
Để làm được dạng toán có lời giải, trước tiên, bé cần phải phân tích đề bài, hiểu được yêu cầu đề bài đưa ra. Từ đó, mới có thể giúp bé hiểu rõ được vấn đề, hướng giải quyết yêu cầu của bài toán.
Ví dụ: Bạn Linh có 5 viên bi. Bạn An có nhiều hơn gấp 3 lần số bi bạn Linh có. Hỏi bạn An có bao nhiêu viên bi?
Với bài tập này, trước tiên bé phải xác định được, để giải quyết yêu cầu đề bài đưa ra, bé phải thực hiện phép nhân.
Giải:
Bạn An có số viên bi là:
5 x 3 = 15 viên
Đáp số: 15 (viên bi)
Ngoài ra, với các dạng toán nâng cao sẽ yêu cầu bé tìm ẩn số còn thiếu ( dạng tìm x, tìm y). Để giải dạng toán này, bé cần chuyển vế ẩn sang 1 bên sau đó thực hiện phép tính nhân hoặc chia để tìm ra đáp án.
Tổng hợp bài tập toán lớp 2 nhân chia
Để có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn, điều quan trọng nhất đó là luyện tập thật nhiều các dạng bài tập. Dưới đây là tổng hợp một số bài toán lớp 2 nhân chia mà ba mẹ có thể download về và cùng con ôn tập. Các bài toán sau được POMath sưu tầm và tổng hợp từ nguồn chính thống, đảm bảo tính học thuật, vì thế ba mẹ có thể an tâm nhé!
DOWNLOAD BÀI TẬP TOÁN LỚP 2 NHÂN CHIA |
Bí quyết cùng bé học tốt toán lớp 2 nhân chia
Để cùng con học tốt kiến thức và bài tập nhân chia, ba mẹ có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây nhé!
Học bảng nhân, bảng chia cơ bản
Để có thể thực hiện phép tính nhân chia thành thạo và chuẩn xác, điều quan trọng đầu tiên đó là phải thuộc các bảng cửu chương cơ bản từ 1-5. Học thuộc bảng cửu chương sẽ giúp bé vận dụng vào tính toán nhanh hơn, đặc biệt là khi làm dạng toán tính nhẩm.
Vận dụng phép tính vào thực tế
Vận dụng vào các tình huống thực tế là cách giúp bé hiểu vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể lấy các ví dụ thực tiễn hoặc cùng con giải quyết các phép tính nhân chia trong tình huống thực tế như cùng tính toán tiền đi chợ, đi siêu thị, tiền mua đồ ăn hay đồ chơi cho con.
Phát triển toán tư duy cùng POMath
Việc cho bé làm quen với toán tư duy từ từ khi còn nhỏ sẽ giúp bé phát triển tư duy toàn diện hơn. Các khóa học tư duy tại POMath dành cho trẻ từ 4-11 tuổi, áp dụng các phương pháp dạy hiện đại, ưu tiên cho bé tiếp xúc với các tình huống thực tế. Đồng thời giúp bé phát triển toàn diện cả kiến thức lẫn kỹ năng mềm.
2 khoá học chính mà POMath đang cung cấp bao gồm Khoá Ươm mầm và Khoá Tiểu học.
- Khoá Ươm mầm: Khoá ươm mầm dành cho trẻ từ 4-6 tuổi, chủ yếu dạy bé các kiến thức cơ bản nhất, làm nền tảng cho bé bước đầu làm quen với toán học. Môi trường học đa phương tiện, bé sẽ được học và phát triển khả năng sáng tạo, khả năng tư duy, và các kỹ năng mềm cơ bản nhất.
- Khoá Tiểu học: Đây là khoá học bé được làm quen với các chuyên đề cơ bản như thực hiện các phép tính cơ bản, giải các dạng toán cơ bản. Đồng thời bé cũng được phát triển kỹ năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng teamwork…
Các chương trình học tại POMath được phát triển bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy, nghiên cứu toán tư duy. Vì thế ba mẹ hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng giảng dạy nhé!
Trên đây là một số kiến thức và bài tập cơ bản về toán lớp 2 nhân chia mà POMath chia sẻ, ba mẹ hãy lưu về và cùng con ôn tập hiệu quả nhé! Hãy liên hệ với POMath để được tư vấn chi tiết hơn về các khóa học nhé!