Toán lớp 2 ngày giờ: các dạng toán và bí quyết học tốt!

Toán lớp 2 ngày giờ: bài tập và bí quyết học tốt

Ngày giờ là đơn vị kiến thức trong chương trình toán lớp 2 đồng thời cũng là kiến thức quan trọng mà bé cần học để ứng dụng vào đời sống. Dưới đây là tổng hợp một số dạng toán lớp 2 ngày giờ và bí quyết học kiến thức này tốt nhất mà ba mẹ nên tham khảo và lưu lại để hướng dẫn con nhé!

Kiến thức toán lớp 2 ngày giờ cơ bản

Dưới đây là kiến thức toán lớp 2 ngày giờ cơ bản nhất bé cần nắm được: 

Ngày giờ

Với kiến thức ngày giờ, bé cần biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ của một ngày được tính từ 12h đêm hôm trước đến 12h đêm hôm sau. 

Ngày tháng

Bé cần nắm được: 

  • Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày.
  • Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có 30 ngày
  • Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày

Các kiến thức này không chỉ được học qua lý thuyết và bé sẽ được sử dụng hằng ngày. 

Kiến thức toán lớp 2 ngày giờ bé cần nắm rõ
Kiến thức toán lớp 2 ngày giờ bé cần nắm rõ

Các dạng toán lớp 2 ngày giờ 

Dưới đây là tổng hợp 1 số dạng toán liên quan đến kiến thức ngày giờ quan trọng mà ba mẹ nên hướng dẫn bé cách làm thông qua các dạng bài cụ thể sau:

Dạng đổi đơn bị thời gian

Đây là dạng toán yêu cầu bé phải tư duy, để có thể làm được dạng toán này bé cần nắm rõ kiến thức cơ bản 1 giờ bằng bao nhiêu phút, 1 phút bằng bao nhiêu giây. Từ đó, quy đổi và thực hiện phép tính cộng để có thể tính ra đáp án đúng cuối cùng. 

Ví dụ: Hãy đổi 3 giờ 45 phút thành bao nhiêu phút?
Giải chi tiết: 3 giờ = 3 x 60 = 180 phút Tổng số phút = 180 phút + 45 phút = 225 phút
Kết quả: 3 giờ 45 phút = 225 phút

Dạng toán cộng trừ thời gian

Đây là dạng toán khá đơn giản, chủ yếu là thực hiện như cách làm phép tính cộng trừ bình thường. Tuy nhiên bé cần lưu ý đơn vị thời gian và nhớ ghi giờ/phút sau các con số. 

Ví dụ: Giờ học kết thúc lúc 3 giờ 30 phút. Nếu học 1 giờ 45 phút, hỏi học đến mấy giờ?
Giải chi tiết: 3 giờ 30 phút + 1 giờ 45 phút = (3 + 1) giờ + (30 + 45) phút = 4 giờ + 75 phút.
Chuyển 75 phút thành giờ và phút: 75 phút = 1 giờ 15 phút
Kết quả: Học đến 4 giờ 15 phút.

Các dạng bài tập toán ngày giờ thường gặp
Các dạng bài tập toán ngày giờ thường gặp

Dạng toán xác định thời gian

Đây đơn giản là dạng toán nhìn đồng hồ và xem giờ. Ngoài ra, sẽ có các bài toán nâng cao hơn, đòi hỏi sự tư duy từ bé, phải ứng dụng kết hợp cả khả năng xem giờ, cả việc tính toán giờ phút để cho ra đáp án cuối cùng. 

Ví dụ: Đặng bắt đầu chơi đàn lúc 7 giờ 20 phút. Anh ấy chơi đàn đến 8 giờ 10 phút. Hỏi Đặng chơi đàn bao lâu?
Giải chi tiết: Thời gian bắt đầu: 7 giờ 20 phút Thời gian kết thúc: 8 giờ 10 phút
Để tìm thời gian chơi đàn, trừ thời gian kết thúc cho thời gian bắt đầu: 8 giờ 10 phút – 7 giờ 20 phút = (8 – 7) giờ + (10 – 20) phút = 50 phút
Kết quả: Đặng chơi đàn trong 50 phút.

Trên đây là các dạng toán liên quan đến ngày giờ mà bé cần nắm rõ cách làm. Kiến thức liên quan đến ngày giờ không chỉ nằm trong chương trình toán học mà còn ứng dụng vào thực tiễn, rất cần thiết. 

Xem thêm:

Tổng hợp bài tập toán lớp 2 ngày giờ

Dưới đây là tổng hợp các bài tập toán lớp 2 ngày giờ mà được POMath sưu tầm từ nguồn chính thống, có tính học thuật cao. Ba mẹ hãy download về và cân nhắc thời gian cùng bé ôn luyện các dạng bài tập thường xuyên nhé!

DOWNLOAD BÀI TẬP TOÁN LỚP 2 NGÀY GIỜ 

Bí quyết cùng con học tốt toán lớp 2 ngày giờ 

Để cùng bé học tốt dạng toán lớp 2 ngày giờ, ba mẹ hãy áp dụng một số bí quyết dưới đây nhé!

Sử dụng các vật dụng thực tế hỗ trợ

Để cùng con học toán ngày giờ hiệu quả, ba mẹ hãy sử dụng các bộ dụng cụ toán học hỗ trợ đó là đồng hồ, lịch xem thời gian cụ thể. Các công cụ này sẽ giúp bé tiếp xúc với kiến thức một cách trực quan hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, bé có thể hình dung được kiến thức rõ ràng nhất. 

Học thông qua trò chơi 

Ba mẹ hãy tạo môi trường học, tâm lý thoải mái nhất cho con. Việc học thông qua trò chơi sẽ giúp con có tâm lý tiếp thu kiến thức thoải mái hơn. Việc học như 1 cuộc khám phá thoải mái và đầy bất ngờ, đem lại sự hứng thú hơn là gò bó, ép buộc. 

Lấy các tình huống thực tế

Việc học kiến thức ngày giờ rất dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Ba mẹ có thể lấy các ví dụ liên quan đến trải nghiệm hằng ngày của con. Ví dụ như có thể cùng con xem giờ mỗi ngày, cùng con hẹn thời gian và xem lịch hằng ngày. 

Hoặc thỉnh thoảng ba mẹ có thể hỏi con bây giờ là mấy giờ, hôm nay là ngày bao nhiêu… các tình huống thực tế như vậy sẽ giúp bé có thể dễ dàng áp dụng các kiến thức đã được học một cách hiệu quả. 

Phát triển tư duy cùng POMath 

Tại POMath, các chương trình toán học đều được phát triển theo hướng rèn luyện tư duy cho trẻ. Bé sẽ được học trong môi trường đa phương tiện, học thông qua mô hình toán học, thông qua các hoạt động thực tế, trò chơi. 

Từ đó giúp trẻ có nền kiến thức toán cơ bản nhất, có khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Không những thế, bé còn được phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo cùng nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác. 

Các khoá học toán tư duy tại POMath hiện nay đang hướng tới các đối tượng trẻ từ 4-11 tuổi tương ứng 2 khoá học chính là Ươm mầmTiểu học. Khi đăng ký khoá học tại POMath, bé sẽ được tặng bộ học liệu toán tư duy POMath chất lượng, tính học thuật cao. 

Trên đây là toàn bộ kiến thức về các dạng bài toán lớp 2 ngày giờ mà POMath đã tổng hợp lại. Ba mẹ hãy cùng con ôn luyện kiến thức trên thật hiệu quả nhé!



    +