Đường gấp khúc là đơn vị kiến thức cơ bản ở Toán lớp 2. Ngay dưới đây, ba mẹ hãy cùng con ôn lại lý thuyết, bài tập của kiến thức toán lớp 2 đường gấp khúc cùng POMath ngay nhé!
Ôn tập lý thuyết đường gấp khúc là gì?
Đường gấp khúc là đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau, không thẳng hàng. Các bé cần ghi nhớ đặc điểm của đường gấp khúc như sau:
- Đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng khác nhau.
- Đường gấp khúc đọc tên theo thứ tự các điểm kế tiếp nhau.
- 1 đường gấp khúc sẽ được tạo thành từ nhiều đoạn thẳng khác nhau.
Nội dung lý thuyết về cơ bản không có quá nhiều điều phức tạp, tuy nhiên, ba mẹ hãy cùng con ghi nhớ lại để vận dụng vào bài tập nhé!
Ngoài kiến thức về khái niệm, bé cần ghi nhớ cách tính độ dài đường gấp khúc.
Công thức tính độ dài đường gấp khúc được tính như sau: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các cạnh của đường thẳng tạo thành đường gấp khúc. (độ dài của các đoạn thẳng phải cùng đơn vị đo).
Ví dụ: độ dài của đường gấp khúc ABCD bằng số đo của các đoạn thẳng: AB, B, CD.
Một số dạng bài tập đường gấp khúc thường gặp
Đơn vị kiến thức đường gấp khúc khá đơn giản. Tuy nhiên, bài tập lại được phân bổ thành nhiều dạng, giúp bé nâng cao khả năng tư duy hình học. Dưới đây là các dạng bài tập đường gấp khúc thường gặp mà ba mẹ cùng con ôn lại nhé!
Dạng 1 vẽ đường gấp khúc theo đề bài
Đối với dạng bài tập này, các bé chỉ cần thực hiện nối các điểm không thẳng hàng đã được cho trước với nhau để tạo thành đường gấp khúc. Bài toán này khá đơn giản, tuy nhiên nó có tác dụng giúp bé ghi nhớ kiến thức lý thuyết lâu hơn. Ba mẹ cần hướng dẫn con chi tiết cách vẽ, dùng thước sao cho thẳng, chuẩn, rèn kỹ năng trình bày tốt nhất cho con nhé!
Dạng 2 tính độ dài đường gấp khúc
Ở dạng bài này, các bé sẽ phải vận dụng tính toán, đo độ dài để tính độ dài đường gấp khúc cho sẵn. Dạng bài tập này yêu cầu kỹ năng cao hơn. Đặc biệt đối với các bài cho đơn vị đo khác nhau, bé sẽ cần vận dụng cả kiến thức về đơn vị đo độ dài – đổi đơn vị đo độ dài về giống nhau để thực hiện các phép tính.
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc được tạo thành từ các đoạn thẳng: AB=4dm, CD=3dm, DE=50cm. Để làm bài toán này, trước tiên bé cần đổi về cùng 1 đơn vị đo, đổi 50cm=5dm. Sau đó thực hiện phép tính cộng như bình thường. Độ dài đường gấp khúc được tạo thành từ 3 đoạn thẳng này sẽ là: 4dm+3dm+5dm=12dm.
Dạng 3 đọc tên đường gấp khúc
Đây cũng là dạng bài tập khá đơn giản, bé đọc tên các đường gấp khúc theo các điểm đầu mút của đoạn thẳng. Dạng bài tập này yêu cầu bé nhìn hình ảnh đề bài đưa ra sau đó đọc tên đường gấp khúc theo các ký hiệu tên gọi đã cho sẵn. Đây là dạng bài khá cơ bản, nhằm giúp bé ghi nhớ khái niệm đường gấp khúc.
Các dạng bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc
Tổng hợp bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc có đáp án
Dưới đây là tổng hợp các bài tập đường gấp khúc mà POMath đã sưu tầm tổng hợp lại từ những nguồn uy tín nhất. Ba mẹ có thể download về và in ra để các con luyện tập nhé!
DOWNLOAD BÀI TẬP TOÁN LỚP 2 ĐƯỜNG GẤP KHÚC
Việc làm nhiều bài tập sẽ rất hiệu quả trong việc ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiên, ba mẹ hãy cân đối thời gian, cho con học chơi đan xen, đừng quá tạo áp lực học tập cho con nhé! Bởi như vậy sẽ gây phản tác dụng, khiến con chán ghét môn Toán.
Xem thêm: Tổng hợp các trò chơi học toán lớp 1 giúp bé phát triển tư duy toán học
Bí quyết giúp bé học kiến thức đường gấp khúc hiệu quả
Để con có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức đường gấp khúc, có cái nhìn thực tế, mang tính tư duy logic hơn về đường gấp khúc nói riêng và hình phẳng nói chung, ba mẹ hãy áp dụng các bí quyết sau:
Học thông qua các trò chơi và hình ảnh thực tiễn
Đường gấp khúc cũng là một trong những kiến thức áp dụng thực tiễn thường gặp. Ba mẹ có thể chỉ cho con quan sát các sự vật là đường gấp khúc thường gặp hằng ngày. Từ đó giúp con dễ dàng hình dung ra độ dài, và hiểu tính chất đường gấp khúc. Ngoài ra, phương pháp học thông qua trò chơi rất hiệu quả. Vì thế, ba mẹ có thể tổ chức các trò chơi cơ bản cùng con thực hiện trong quá trình làm bài tập. Điều này sẽ tạo thêm hứng thú cho con, tránh sự nhàm chán, khô khan khi học.
Cho con phát triển tư duy cùng POMath
Nếu ba mẹ muốn con học về kiến thức toán hình – đường gấp khúc nói riêng và toán học nói chung theo phương pháp phát triển tư duy toàn diện thì các khoá học của POMath là ưu tiên hàng đầu. Đến với POMath, bé sẽ được tham gia các lớp học phát triển toán tư duy hàng đầu hiện nay, được thiết kế và giảng dạy bởi các thầy cô giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong dạy toán tư duy.
Các khoá học tiêu biểu mà POMath đang cung cấp hiện nay dành cho đối tượng trẻ mầm non và tiểu học ( từ 4-11 tuổi) tương ứng 2 khoá Ươm mầm và Tiểu học.
Với phương pháp dạy hiện đại, môi trường đa phương tiện, học liệu độc quyền, … POMath sẽ giúp con yêu toán học tự nhiên hơn, tiếp thu kiến thức toán học nền tảng vững chắc, hình thành tư duy sáng tạo và phát triển toàn diện các kỹ năng mềm.
Đặc biệt, hầu như các kiến thức được giảng dạy đều sẽ kết hợp tính thực tiễn cao, giúp bé học Toán một cách tự nhiên nhất, hiểu các con số gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, tạo tình yêu toán học trong tiềm thức cho con.
Trên đây là một số kiến thức, lý thuyết và bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc mà ba mẹ nên cùng con ôn luyện lại. Hãy liên hệ với POMath để được tư vấn các khoá học toán tư duy tốt nhất, giúp bé tiếp xúc với toán học một cách tự nhiên nhất, hiệu quả nhất, tránh nhàm chán và áp lực không đáng có nhé!