Hệ thống kiến thức ôn thi toán lớp 2 cho bé là việc vô cùng quan trọng. Với hệ thống kiến thức này, bé sẽ nhanh chóng làm quen với bài vở, cha mẹ cũng dễ dàng kèm cặp con. Cùng POmath hệ thống lại những kiến thức môn toán lớp 2 cơ bản nhất ngay dưới đây.
Vì sao nên ôn thi môn toán cho bé? Ôn toán lớp 2 có khó?
Ngày nay, giáo dục được đề cao, các bé dù ở độ tuổi tiểu học cũng đã bắt đầu làm quen với việc ôn tập để lên lớp. Với các bé lớp 2, môn Toán vẫn là một trong những môn khó, cần có sự hỗ trợ. Vì thế, việc ôn luyện thường xuyên là rất cần thiết. Lý do bởi:
- Ôn tập là giải pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ chuẩn bị kỳ thi và việc lên lớp
- Trẻ được ôn tập sẽ có sẵn sự chuẩn bị, tinh thần cho kỳ thi sắp tới tốt hơn.
- Trẻ nắm được những dạng câu hỏi, những dạng toán trong đề thi
- Việc ôn luyện giúp bé căn chỉnh thời gian hợp lý để làm bài thi
- Ôn tập giúp bé không quên kiến thức cũ, có nền tảng vững vàng khi lên lớp cao hơn
Tổng hợp những kiến thức, công thức ôn toán lớp 2 cần nắm vững trước kì thi
Công thức tính
1. Số hạng – Tổng
Công thức: a + b = c.
Trong đó:
- a và b được gọi là số hạng
- c được gọi là tổng (a + b cũng gọi là tổng)
2. Số bị trừ – số trừ = Hiệu
Công thức: a – b = c.
Trong đó:
- a được gọi là số bị trừ
- b được gọi là số trừ
- c được gọi là hiệu (a – b cũng gọi là hiệu)
3. Phép nhân
Phép cộng và phép nhân có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thực hiện phép nhân sẽ giúp rút ngắn quá trình cộng. Chẳng hạn:
2 + 2 + 2 = 2 x 3 = 6
2 + 2 + 2 là tổng của 3 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.
Ta chuyển thành phép nhân, được viết như sau: 2 x 3 = 6
Đọc là: hai nhân ba bằng sáu
Dấu x gọi là dấu nhân.
4. Thừa số, tích
Thừa số, tích là các số trong phép nhân. Ví dụ:
2×2=4
Trong đó:
- 2 là thừa số
- 6 là thừa số
- 4 là tích
5. Phép chia
1 ô vuông được chia thành 4 ô, 2 phần. Mỗi phần có 2 ô. Vậy ta được 1 phép chia là: 4:2=2. Phép chia chính là cách giúp chúng ta tìm được số ô ở mỗi phần.
Đọc là: Bốn chia hai bằng hai
6. Số bị chia – số chia – thương
Ta có phép tính: 4:2=2
Ở đây, 4 được gọi là số bị chia, 2 được gọi là số chia và 2 sau dấu bằng được gọi là thương.
Ôn toán lớp 2 với đơn vị đo lường
1. Đề – xi – mét (dm)
Đề – xi – mét chính là đơn vị đo độ dài với chữ viết tắt là dm.
- 1 dm = 10 cm
- 10 cm = 1 dm
2. Ki – lô – gam (kg)
Ki – lô – gam (kg) là 1 đơn vị đo lường cân nặng với chữ viết tắt là kg.
3. Lít (L)- đơn vị đo chất lỏng
Lít được dùng để xác định độ đầy hoặc vơi của chất lỏng trong bình chứa.
4. Ki – lô – mét (km), mét (m), mi – li – mét (mm)
Đây đều là các đơn vị được dùng để đo chiều dài của một vật gì đó. Chúng ta có thể đổi:
- 1km = 1000m
- 1m = 1000mm; 1m = 10dm; 1m = 100cm
- 1cm = 10mm; 1dm = 10cm
Các loại phép tính, bài toán
1. Phép cộng có tổng số bằng 100
Để thực hiện, chúng ta thực hiện đặt phép tính theo cột dọc, cộng từ phải qua trái. Chẳng hạn như:
2. Phép cộng có tổng số bằng 10
- 1 + 9 = 9 + 1 = 10
- 2 + 8 = 8 + 2 = 10
- 3 +7 = 7 + 3 = 10
- 4 + 6 = 6 + 4 = 10
Đây là những cặp số có tổng bằng 10 trong bảng số từ 1-10.
3. Bài toán ít hơn
Trong yêu cầu bài toán, nếu bắt gặp các cụm từ như ít hơn, thấp hơn, nhẹ hơn, ngắn hơn,… thì chúng ta nên làm phép trừ.
Chẳng hạn: Lan có 10 chiếc kẹo, Hoa có ít hơn Lan 5 chiếc kẹo. Vậy Hoa có bao nhiêu chiếc kẹo?
Lúc này, chúng ta làm phép trừ: 10-5=5
Ôn toán lớp 2 về hình dạng, đường thẳng
1. Đường thẳng
Đường thẳng là đoạn đường dài, không bị giới hạn về 2 phía
Đoạn thẳng là đoạn được kéo dài, có bị giới hạn bởi 2 phía
2. Hình tứ giác và hình chữ nhật
Hình tứ giác là hình có 4 cạnh, 4 góc có thể có chiều dài bằng nhau hoặc không bằng nhau. Với hình tứ giác có 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau, 4 góc vuông 90 độ thì đây chính là hình tứ giác đặc biệt.
Hình tứ giác đặc biệt sẽ được gọi với cái tên là hình chữ nhật.
3. Chu vi hình học: tam giác và tứ giác
Chu vi hình tam giác sẽ bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ấy.
Chu vi tam giác có 3 cạnh A,B và C sẽ được tính: ABC = AB + BC + CA
Chu vi của tứ giác sẽ bằng tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác ấy.
Chu vi tứ giác có 4 cạnh A,B,C và D sẽ được tính: ABCD = AB + BC + CD + DA
Ôn toán lớp 2 về thời gian
1. Ngày, giờ, tháng, năm
- Một ngày có 24 giờ. 24 sẽ được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Một năm có 12 tháng, 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày. Tháng 2 sẽ có 28 hoặc 29 ngày.
2. Giờ, phút
- 1 giờ = 60 phút.
- 1 phút = 60 giây
- 1 ngày có 24 giờ
1 giờ 30 phút sẽ được gọi cách khác là 1 rưỡi.
Số tròn chục, số tròn trăm
- Số tròn chục là số được để dưới dạng a0 (trong đó a là 1 số tự nhiên)
- Ví dụ: 10, 30, 50, 80(tương ứng với 1 chục, 3 chục, 5 chục, 8 chục)
- Số tròn trăm là số được để dưới dạng b00 (trong đó b là số tự nhiên)
- Ví dụ: 100, 500, 800 (tương ứng với 1 trăm, 5 trăm, 8 trăm)
Ở đây, chúng ta cần lưu ý số tròn trăm luôn luôn là số tròn chục, tuy nhiên số tròn chục không hẳn sẽ là số tròn trăm.
Có nên tìm trung tâm ôn toán lớp 2 không?
Cha mẹ nghĩ rằng lớp 2 chưa cần đến những trung tâm ôn thi, giảng dạy? Đây là quan niệm chưa đúng hẳn. Việc tìm trung tâm ôn toán cho bé từ khi bé học lớp nhỏ sẽ giúp bé quen dần với môi trường ôn luyện. Sau này, bé sẽ không bị bỡ ngỡ, ngược lại sẽ bạo dạn hơn. Bên cạnh đó, các trung tâm hiện nay đang áp dụng rất nhiều cách giảng dạy mới, phù hợp với con nhỏ và rất hiệu quả.
Hiện tại, POmath đang có chương trình học chuyên sâu, ôn luyện toán tư duy cho trẻ từ 6-11 tuổi. Với khoá học, trẻ sẽ được trau dồi kiến thức với những phương pháp học mới nhất. Qua đó, giúp bé không còn sợ môn toán. Đặc biệt, tuỳ vào năng lực của mỗi bé mà POmath sẽ thiết kế riêng những khóa học phù hợp.
Kết luận
Ôn toán lớp 2 không khó vì đã có hệ thống hoá kiến thức lớp toán 2 của POmath. Đến với POmath ngay để hành trình học toán của con không còn là khó khăn. Hiện tại, POmath vẫn đang có những ưu đãi rất hấp dẫn cho cha mẹ đăng ký sớm. Đến POmath ngay nào!
Xem thêm:
- Địa chỉ học toán tư duy Hồ Chí Minh uy tín
- Tổng hợp các dạng bài tập ôn toán lớp 4 hay và đầy đủ nhất (có lời giải)
- 7+ Cách học Toán tư duy cho trẻ mầm non giúp phát triển toàn diện