5 năng lực toán học tiểu học cần phát triển cho trẻ 

Phương pháp dạy 5 năng lực toán học hiểu cho hiệu quả

Trong chương trình toán học mới, môn toán được dạy theo phương pháp hiện đại, ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn. Việc học toán không chỉ đơn thuần là chiếm lĩnh kiến thức và còn phải vận dụng được vào thực tiễn cuộc sống. Dưới đây là 5 năng lực toán học tiểu học cần phát triển, ba mẹ nên biết để có thể dạy con và định hướng phát triển đúng hướng cho con.

1. Tìm hiểu chung về 5 năng lực toán học tiểu học 

Toán học là môn bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, mục tiêu chung của môn học này là giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực toán học đặc thù, có kiến thức, kỹ năng then chốt giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm và vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống. 

Bậc tiểu học được xem là bậc học quan trọng nhất trong suốt hành trình giáo dục của trẻ. Bởi đây là thời gian vàng để bé xây dựng nền tảng, và xác định phương hướng học phù hợp. Ở môi trường học tiểu học, trẻ cần được rèn luyện các năng lực toán học tiểu học cốt lõi bao gồm:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học
  • Năng lực mô hình hoá toán học
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
  • Năng lực giao tiếp toán học
  • Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Học toán trong chương trình mới chú trọng nhiều vào thực tiễn, vào khả năng ứng dụng tế. Vì thế nhiều hình thức đa dạng hơn đã phát triển như tổ chức các trò chơi, câu lạc bộ, diễn đàn, hội thảo và cuộc thi toán học tạo sân chơi cho học sinh trải nghiệm. 

Tìm hiểu chung về 5 năng lực toán học tiểu học của trẻ
Tìm hiểu chung về 5 năng lực toán học tiểu học của trẻ

Cụ thể 5 năm lực toán học tiểu học có nội dung sau: 

Tư duy và lập luận toán học

Đối với năng lực này, học sinh phải thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, biết cách phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy nạp diễn dịch. Từ đó, ở cấp tiểu học, học sinh có thể tìm kiếm được sự tương đồng, khác biệt trong các tình huống của đời sống. 

Ngoài ra, bé cũng cần biết cách đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, lập luận hợp lý trước các kết luận. Từ đó, học sinh biết cách giải quyết vấn đề về phương diện toán học trong cuộc sống.

Mô hình hóa toán học

Mô hình hóa toán học được thể hiện qua các bước cơ bản đó là:

  • Xác định mô hình toán học
  • Giải quyết vấn đề toán học trong mô hình
  • Thể hiện và đánh giá được lời giải trong trường hợp thực tế

Ví dụ, học sinh biết cách lên kế hoạch cho việc sử dụng tiền lì xì của bản thân, điều quan trọng nhất chính là học sinh biết cách lập kế hoạch chi tiết. 

Giải quyết vấn đề toán học

Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, học sinh phát triển theo các bước sau: 

  • Bước 1: Nhận biết, phát hiện vấn đề toán học cần giải quyết 
  • Bước 2: Lựa chọn, đề xuất cách giải quyết rõ ràng 
  • Bước 3: Sử dụng các công cụ sẵn có để giải quyết vấn đề 
  • Bước 4: Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát được vấn đề khác tương tự 

Giao tiếp toán học

Năng lực giao tiếp toán học của học sinh được thể hiện qua các đặc điểm như:

  • Biết cách chuyển đổi các thông tin toán học thành kiến thức văn bản hoặc lời nói để người khác hiểu
  • Biết cách trình bày, diễn đạt các nội dung ý tưởng và giải pháp toán học khi tương tác với người khác
  • Học sinh thể hiện được sự tự tin trong quá trình trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học

Sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán là một loại năng lực vô cùng quan trọng. Cụ thể là các kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi từ dòng máy cơ bản đến đời máy nâng cao hơn như Casio FX 570VN Plus, Casio FX 570ES Plus, Vinacal 570EX Plus II…

Đối với cấp tiểu học, các công cụ hỗ trợ học toán bé cần thành thạo và sử dụng thông minh đó là các que tính, hộp hình học… 

Năng lực sử dụng các công cụ toán học
Năng lực sử dụng các công cụ toán học

2. Một số phương pháp dạy học tích cực giúp phát triển 5 năng lực toán học tiểu học 

Để giúp bé phát triển 5 năng lực toán học tiểu học hiệu quả, hãy tham khảo một số phương pháp dạy hiện đại sau đây nhé!

Phương pháp dạy học tích cực 

Đây là phương pháp dạy toán mà người giảng dạy sử dụng nhóm phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp này khuyến khích học sinh chủ động trong việc tìm tòi và phát triển kiến thức, tránh thói quen học tập thụ động.

Phương pháp trực quan 

Là phương pháp dạy học hướng tới mục đích giúp học sinh nắm được tri thức kỹ năng học toán dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp với các hiện tượng, sự vật cụ thể trong đời sống xung quanh. Cụ thể đó là áp dụng việc dạy qua hình ảnh, video phong phú đa dạng, thu hút được sự chú ý của học sinh. 

Phương pháp dạy học trực quan
Phương pháp dạy học trực quan

Phương pháp gợi mở – vấn đáp 

Đây là phương pháp mà người hướng dẫn không trực tiếp đưa ra đáp án, kiến thức mà giáo viên sẽ là người hướng dẫn cách trả lời cho học sinh. Phương pháp này giúp trẻ hiểu được vấn đề, nhận diện đúng sai từ đó tự giải thích kết quả của mình. Học theo phương pháp vấn đáp còn giúp bé phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp tốt hơn. 

Phương pháp dạy học theo cách giải quyết vấn đề 

Với phương pháp này, trẻ được đối diện với các tình huống có vấn đề. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn bé cách đặt và giải quyết vấn đề, tự phát hiện và tự giải quyết những khúc mắc. Đây là phương pháp giúp trẻ chủ động trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Tư duy toán học là gì? Bật mí 7+ phương pháp phát triển tư duy toán học cho trẻ

3. Cách áp dụng phương pháp dạy học toán tư duy năng lực tiểu học

Để giúp trẻ phát huy tư duy toán tiểu học toàn diện, thầy cô và ba mẹ nên áp dụng đúng cách các phương pháp dạy và học.

Hãy chú trọng tới từng học sinh 

Việc dạy học cần chú trọng tới từng học sinh, giúp mỗi em đều có tinh thần trách nhiệm với việc học, biết cách lên kế hoạch và sử dụng quỹ thời gian hợp lý. Đồng thời, giáo viên cũng cần sự kiên trì, giúp đỡ, hỗ trợ và luôn khuyến khích học sinh học tập, tiếp thu kiến thức. 

Đừng tạo áp lực cho trẻ 

Sự áp lực sẽ phản tác dụng của giáo dục. Trong quá trình dạy trẻ, ba mẹ, thầy cô không nên quá đặt nặng vấn đề thành tích và gây ra áp dụng nặng nề cho con. Trẻ vừa học vừa cần nghỉ ngơi.

Cách áp dụng phương pháp phát triển năng lực
Cách áp dụng phương pháp phát triển năng lực

Cá nhân hóa 

Khả năng tiếp thu ở mỗi người khác nhau, vì thế, việc học tập nên được cá nhân hóa. Việc cá nhân hóa giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức theo đúng năng lực và khả năng của mình. 

Phát triển tư duy toàn diện cùng POMath

POMath là đơn vị đào tạo tư duy toán học hiệu quả mà ba mẹ nên tham khảo và cho con tiếp xúc từ sớm. Các khóa học tại POMath áp dụng phương pháp hiện đại, mới mẻ giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, nắm rõ cách tiếp cận toán học mới, từ đó phát triển tư duy logic toàn diện. 

Phát triển tư duy cùng POMath, bé không chỉ được trang bị kiến thức toán học nền tảng mà còn được phát triển các kỹ năng mềm quan trọng. Đồng thời bé sẽ được rèn luyện hình thái tâm lý yêu toán học tự nhiên. 

Phát triển tư duy cùng POMath
Phát triển tư duy cùng POMath

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp dạy 5 năng lực toán học tiểu học hiệu quả cho trẻ. Ba mẹ và các thầy cô nên tham khảo để áp dụng giảng dạy cho con nhé!



    +