🔴HÌNH HỌC TRONG CA DAO TỤC NGỮ🔷

Ngoài việc rèn luyện các kiến thức kĩ năng Toán học cốt lõi thì các bạn nhỏ cũng được chú trọng để tìm hiểu và phát triển môn Toán trở thành “Văn hóa” trong các lớp học của POMath. Văn hóa Toán tại POMath được hình thành thông qua các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về lịch sử kiến tạo, ứng dụng thực tiễn của tri thức và sự tích hợp, liên kết của tri thức trong các môn học khác.
Ngày hôm nay, POMath xin giới thiệu với các bạn đọc một cách nhìn khác của Toán học thông qua các bài ca dao, tục ngữ, … của Việt Nam.

☘️Ông cha ta có câu, “Mặt vuông chữ điền”, “Đầu tròn gót vuông” – hình dạng của một số bộ phận của cơ thể con người có dạng hình vuông, hình tròn hay “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” – bầu và ống đều là các vật chứa nước, vật chứa hình gì thì nước khuôn có hình dạng tương ứng như vậy. Dựa vào quan sát của mình, ông cha ta đã khái quát vật thật qua các dạng hình học trừu tượng với ý nghĩa sâu xa.

🔥Theo quan niệm trong Đông y, cơ thể con người ta nửa phần trên, tận cùng bằng cái đầu mang tính Âm (đầu tròn). Phần dưới tận cùng bằng đôi chân (gót vuông), mang tính Dương. Khi một người bị bệnh, thày thuốc sờ đầu sờ chân, thấy đầu mát (Âm), chân ấm (Dương) là thuận Âm Dương, không có gì phải ngại. Nếu ngược lại là không ổn. Các thày thuốc cũng khuyên nên luôn luôn giữ cho cái đầu mát và đôi chân ấm thì sẽ được khỏe mạnh.

🌷“Vuông” “Tròn” còn mang ý nghĩa về sự an lành, trọn vẹn, viên mãn hay sự hòa hợp, vĩnh cửu của tình cảm cha mẹ dành cho con cái, của vợ chồng dành cho nhau.

“Mẹ tròn, con vuông” – Một trường hợp sinh sản tốt đẹp bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh. Một kết quả đúng như người ta trông đợi.

“Nuôi con cho đến vuông tròn
Mẹ thầy vất vả, xương mòn gối long
Con ơi gắng trọn hiếu trung
Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầy”
– Vuông tròn ở đây thể hiện sự toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
– Khuyên răn con cái thực hiện đạo hiếu vẹn toàn để trả ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ

“Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn
Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng theo”.
– Vuông tròn thể hiện tình cảm vẹn toàn, thủy chung của vợ chồng dành cho nhau

😠Ngoài ý nghĩa tốt đẹp thì có những câu ca dao hình học lại mang ý nghĩa trái ngang, đối lập như: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông” – ý là Thương yêu nhau thì cái xấu cũng trở nên tốt đẹp, ghét bỏ nhau thì tốt đẹp cũng trở thành xấu xa.

One thought on “🔴HÌNH HỌC TRONG CA DAO TỤC NGỮ🔷

  1. Pingback: Giáo dục trẻ em về giá trị của tiền - POMath - Toán tư duy cho trẻ từ 4-11 tuổi

Comments are closed.



    +