TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN DÀNH CHO PHỤ HUYNH CÓ CON SINH NĂM 2012

Buổi huấn luyện dành cho phụ huynh có con sinh năm 2012 đã diễn ra vào sáng chủ nhật ngày 14/1/2018 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của PHHS có con sinh năm 2012. Có lẽ bởi vì trẻ trong giai đoạn này đang chuẩn bị và vào lớp 1, một dấu mốc quan trọng của cuộc đời học sinh. Những lo lắng băn khoăn về việc chuyển đổi cả về cách học, nề nếp, kiến thức đã khiến cho sự quan tâm của những ông bố bà mẹ có con ở độ tuổi này trở nên khác biệt hơn bao giờ hết.

Để mở khóa cho những băn khoăn này, điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần hiểu những đặc điểm, biểu hiện tâm lí, tư duy của trẻ trong giai đoạn 5-6 tuổi:

– Liên tục đặt câu hỏi, muốn giao lưu với bạn bè, phát triển đầy đủ các giác quan và bước vào giai đoạn cuối thời kì tiền thao tác.

– Bắt đầu có óc phân tích và tư duy logic. Ở giai đoạn này trẻ sẽ không tuyệt đối tin tưởng người lớn như trước nếu chúng không tự trải nghiệm.

– Không hiểu theo 1 chiều. Ví dụ: Số 5 không phải chỉ là số 5, nó có thể là tổng của 1 với 4, tổng của 2 với 3.

– Phát triển kĩ năng quan sát, chúng có mong muốn tăng cường tính tự chủ. Chính vì thế hầu hết các nước chọn độ tuổi này để trẻ bắt đầu đến trường

Pgs.Ts Chu Cẩm Thơ – Tác giả chương trình POMATH đã chia sẻ với Phụ huynh một góc nhìn khác về môn Toán. Cô đã chia sẻ rằng: “Môn Toán quan trọng không phải bởi vì nó giúp người học trở thành các nhà toán học hay sử dụng kiến thức toán vào trong công việc của mình mà những người học toán sẽ tìm thấy ở đó một động cơ học tập tốt; cơ hội để phát triển kiến thức và kĩ năng tư duy để phục vụ cho cuộc sống, tạo cho mọi người một cơ hội để rèn luyện những phẩm chất cần thiết. Toán học không hề khô khan, học toán là để tìm thấy cái hay, cái thú vị, tính sáng tạo. Khi đã làm nhà lãnh đạo hoặc bản thân đã thất bại thì sẽ thấy một chỉ số rất quan trọng chính là Chỉ số vượt khó. Học dễ dãi quá, học bắt trước sẽ không giúp cho đứa trẻ phát triển được chỉ số vượt khó. Mức độ học tập của trẻ nếu tăng dần lên từ 5p, 15p, rồi mất cả 1 tiếng để giải quyết 1 vấn đề thì khi đó chỉ số vượt khó của trẻ cũng được phát triển. Chính chỉ số cảm xúc, chỉ số sáng tạo, chỉ số cảm xúc mới là thứ kết nối tất cả những năng lượng xung quanh cuộc sống của chúng ta để chúng ta cảm thấy được sự hạnh phúc vui vẻ và thành công.

Cũng trong buổi hội thảo này, PGS.Ts Chu Cẩm Thơ cũng nêu ra một số sai lầm mà cách giáo dục môn Toán hiện nay thường gặp phải là:

– Trẻ luôn bị yêu cầu bắt trước, người lớn làm mẫu để trẻ con làm theo. Điều này vô hình chung làm cho trẻ mất đi cơ hội tự trải nghiệm và tự đưa ra cách giải quyết của mình.

– Cha mẹ luôn muốn con học tính, tính toán nhanh. Nhưng nếu tính được mà không tự hiểu được cách tính, không sử dụng tư duy để thực hiện, mà chỉ thực hiện đúng các thao tác bắt chước, vô hình chung chúng ta đang đối xử với con như cách “vỗ tay cho khỉ ăn chuối”.

– Trẻ trở thành “gà công nghiệp” do thiếu tính trải nghiệm, làm mất đi cơ hội quan sát cuộc sống bên ngoài.

– Điều quan trọng không phải trẻ biết bao nhiêu, mà là trẻ là gì trong xã hội. Nếu mất cơ hội hiểu biết về cuộc sống xung quanh thì sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội biến cuộc sống ấy thành cuộc sống của chính mình và không làm chủ được cuộc sống ấy.

– Đánh mất cơ hội đối thoại và giảng giải giữa người lớn và trẻ nhỏ. Ép trẻ công nhận các qui trình, công thức mà không có sự phân tích. Khiến trẻ không có cơ hội phát triển tư duy logic. Không phải học quá nhiều phép tính, nhớ được kết quả tính mà quan trọng là con hiểu phép tính như thế nào?

Quan điểm mà PGS.Ts Chu Cẩm Thơ đề xuất để giúp trẻ phát triển tư duy Toán học ở giai đoạn này là:

– Cần được tôn trọng để phát triển đúng thời kì tiền thao tác của trẻ 4-6 tuổi.

– Phải cho trẻ cơ hội trải nghiệm, phát triển óc quan sát, phân tích, khả năng tư duy logic để trẻ tự khám phá các kiến thức mới và làm chủ kiến thức ấy.

Cuối cùng, chương trình giúp phụ huynh tham dự có cơ hội được giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà phụ huynh đang gặp phải khi giúp con học tại nhà, một số câu hỏi tiêu biểu của Phụ huynh là:

– Cháu tôi học tiếp thu rất nhanh nhưng thiếu tập trung. Có cách nào khắc phục được không? – Con tôi tính rất tốt nhưng khi cho kết quả trước và tìm ẩn số ví dụ 3=x + 2. Cháu không tự tìm đc đáp án mặc dù đếm số rất tốt. Và gặp những bài như thế con nản và không muốn tập trung học, thái độ lơ là không hợp tác thì phải làm thế nào?

– Con trai tôi học hệ toán của Montessori, cháu tính đến phạm vi 1000 nhân chia hết nhưng khi học chương trình toán tiền tiểu học thì cháu ko tự đếm trong phạm vi 10 được. Có phải cháu đã bị học lệch ko? Cách khắc phục như thế nào?

– Con gái mình lúc 5 tuổi, khi học thì mình thấy khó khăn nhất là để bạn ấy nói ra suy nghĩ của mình. Thế nên bố mẹ khó biết làm thế nào để tương tác với con?

– Đối với bé 4 tuổi thì cách tiếp cận việc học cho con như thế nào?

– Chương trình của POMath có sát với chương trình cơ bản ở trên lớp không?

Các câu hỏi đều đã nhận được câu trả lời phù hợp, phụ huynh quan tâm có thể theo dõi lại buổi chia sẻ qua Video: facebook.com/pomathvietnam/videos/1608840792487015

Bổi tập huấn khép lại với nhiều nội dung dành trẻ 4-6 tuổi mà chúng tôi còn chưa truyền tải hết được trong đợt huấn luyện lần này, chúng tôi mong rằng, với những thông tin nền tảng mà phụ huynh nhận được sẽ phần nào giúp phụ huynh hiểu hơn về quá trình học tập của trẻ, giúp trẻ học tốt hơn và cùng POMATH thực hiện khát vọng “vì một thế hệ trẻ thơ hạnh phúc”.

 



    +