Toán lớp 2 giờ phút: lý thuyết và bài tập

Toán lớp 2 giờ phút

Kiến thức liên quan đến thời gian, cách xem đồng hồ, giờ phút là nền tảng quan trọng trong chương trình toán lớp 2. Để giúp con làm tốt các dạng bài tập liên quan đến toán lớp 2 giờ phút, ba mẹ hãy cùng con ôn tập lại lý thuyết và thực hành một số dạng bài tập dưới đây nhé!

Ôn tập lý thuyết toán lớp 2 giờ phút 

Việc quan trọng đầu tiên khi học các kiến thức liên quan đến đơn vị chỉ thời gian đó là hiểu rõ về khái niệm. Khái niệm đo thời gian: giờ phút xuất hiện rất nhiều trong các bài toán chương trình lớp 2. Dưới đây là những kiến thức cơ bản bé cần ghi nhớ:

  • Khái niệm đơn vị giờ, viết tắt là h, là đơn vị đo lường quốc tế, được suy ra từ đơn vị giây. Bé cần hiểu được 1 giờ là thời gian được quy đổi bằng 60 phút và 3600 giây. Đồng thời bé cần nắm được cách xem thời gian, cách xác định giờ, ước lượng giờ. 
  • Đơn vị phút viết tắt là m, theo chuẩn quốc tế. Trong các bài toán liên quan đến phút, bé cần biết cách quy đổi tương ứng giữa phút và giờ.
  • Nắm rõ cách xem giờ. Sau khi hiểu được khái niệm về giờ phút, bé cần hiểu rõ được cách quy đổi giờ, biết xem giờ, ước lượng thời gian cơ bản nhất. 
  • Bé cần hiểu được mối quan hệ giữa giờ, phút và biết cách xem giờ khi đồng hồ hiển thị kim phút chỉ vào số 12, 3 và 6. 

Đó là phần lý thuyết cơ bản mà bé cần nắm được trước khi luyện các bài tập liên quan đến giờ phút. 

Lý thuyết bé cần nắm vững
Ôn tập lý thuyết toán lớp 2 giờ phút

Các dạng bài tập liên quan đến giờ phút lớp 2

Các bạn tập liên quan đến giờ phút nhìn chung không quá nâng cao và thách đố. Dưới đây là một số dạng bài tập liên quan đến giờ phút thường gặp nhất. 

Dạng bài 1 quan sát đồng hồ và đọc giờ 

Đối với dạng bài tập này, đề bài cho sẵn đồng hồ chỉ giờ nhất định. Sau đó yêu cầu bé đọc giờ, phút mà đồng hồ đang hiển thị. 

Để làm bài tập này, bé cần thực hiện theo các bước sau đây để đọc 1 số trường hợp thường gặp. 

  • Thứ nhất xác định kim chỉ giờ và chỉ phút. 
  • Nếu kim phút chỉ vào số 12 thì đọc giờ nguyên. 
  • Nếu kim phút chỉ vào số 3 thì đọc số giờ và 15 phút. Nếu kim phút chỉ số 6 thì đọc số giờ và 30 phút. 

Dạng bài tập cộng trừ đơn vị thời gian

Đối với dạng bài này, bé vừa phải vận dụng kiến thức phép cộng phép trừ, vừa phải vận dụng cách xem giờ(đối với các bài tập có yêu cầu tự xác định giờ để thực hiện phép tính). 

Bé thực hiện phép tính như cách tính thông thường, sau đó thêm đơn vị giờ đằng sau. 

Ví dụ: 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ. 

Dạng toán tính khoảng thời gian trôi qua

Với dạng toán này, để tính thời gian giữa 2 đại lượng cùng 1 đơn vị đo thì bé lấy số giờ lớn trừ đi số giờ bé và giữ nguyên đơn vị. 

Ví dụ từ 2 giờ đến 4h có mấy giờ trôi qua?

Phép tính sẽ là 4 giờ – 2 giờ = 2 giờ. 

Trong một số dạng toán nâng cao hơn, bé sẽ phải tính giờ lẻ. Ví dụ 2 giờ 30 phút đến 5 giờ. 

Một số dạng bài tập giờ phút quen thuộc
Các dạng bài tập giờ phút thường gặp

Bài tập liên quan đến giờ phút 

Để ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiệu quả hơn, điều quan trọng nhất đó là thực hành nhiều. POMath đã sưu tầm, tổng hợp các bài tập liên quan giờ phút có đáp án dưới đây, ba mẹ có thể download về và cùng bé ôn tập nhé!

BÀI TẬP TOÁN LỚP 2 GIỜ PHÚT CÓ ĐÁP ÁN 

Thực hành càng nhiều thì bé càng ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên có phương pháp dạy con đúng mới đem lại hiệu quả. 

Xem thêm: Toán lớp 2 về đoạn thẳng: lý thuyết và bài tập 

Bí quyết giúp bé học tốt toán lớp 2 giờ phút

Để giúp con học tốt phần kiến thức liên quan đến giờ phút, ba mẹ hãy áp dụng 1 số bí quyết vàng mà POMath gợi ý dưới đây nhé!

Cho con nắm chắc kiến thức cách xem giờ

Để làm được các dạng toán giờ phút, điều quan trọng đầu tiên đó là bé phải nắm vững cách xem giờ, cách nhận biết đồng hồ chỉ số bao nhiêu, so sánh được quãng thời gian. Ba mẹ không cần quá nôn nóng, cho con làm các dạng toán nâng cao mà nên cho con làm quen với các đơn vị kiến thức cơ bản trước. 

Sử dụng ví dụ thực tiễn 

Giờ phút giây – đơn vị đo thời gian rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Để con hiểu được bản chất và làm quen với cách xem giờ, ba mẹ có thể lấy cái ví dụ thực tế, hỏi con các câu hỏi thường ngày như bây giờ là mấy giờ, cùng con so sánh, đếm xem bao nhiêu thời gian đã trôi qua. Hoặc ba mẹ có thể dạy con về việc ước lượng thời gian thực tế: ví dụ như nói chuyện với con rằng con chỉ được phép xem điện thoại 30 phút và yêu cầu con căn giờ đúng 30 phút để dừng việc xem điện thoại. Như vậy, con hoàn toàn có thể biết cách xem giờ giấc tự nhiên và trở thành thói quen. 

Cho con học toán tư duy cùng POMath

Việc rèn luyện tư duy logic từ nhỏ là cách giúp con tiếp cận với kiến thức dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay POMath đang cung cấp các lớp học Ươm mầm, Tiểu học dành cho trẻ 4-11 tuổi. Ba mẹ có thể tham khảo các lớp học này cho con. Với phương pháp hiện đại, với môi trường học đa phương tiện, bé sẽ được rèn luyện tư duy toán học ngay từ khi mới bắt đầu làm quen với tri thức. Từ đó hình thành khả năng tư duy tự chủ, phát triển các kỹ năng mềm và yêu toán học tự nhiên hơn. 

Trong các khoá học, bé sẽ được trải nghiệm toán học thực tiễn. Đơn vị kiến thức giờ phút sẽ được bé chinh phục nhanh gọn trong vài buổi học cùng POMath. 

Toán lớp 2 giờ phút
Toán lớp 2 giờ phút: Kiến thức lý thuyết và bài tập

Trên đây là những lý thuyết, bài tập và bí quyết giúp bé học tốt toán lớp 2 giờ phút. Ba mẹ hãy đồng hành cùng con mỗi ngày và đừng quên liên hệ với POMath để nhận tư vấn các khoá học chi tiết nhé!



    +