Toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác: Kiến thức và các dạng bài

Toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác: kiến thức và bài tập

Toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác là dạng bài hình học quen thuộc có trong chương trình sách giáo khoa. Để hoàn thành tốt dạng bài này, bé cần trang bị một số kiến thức lý thuyết cơ bản. Hãy cùng POMath tìm hiểu kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản về đường gấp khúc nhé!

1. Kiến thức về đường gấp khúc, hình tứ giác lớp 2

Đường gấp khúc được hiểu là một đường gồm nhiều đoạn thẳng nối tiếp nhau không thẳng hàng. Mỗi đường gấp khúc phải có ít nhất 2 đoạn thẳng nối tiếp nhau. Cách đọc đường gấp khúc là đọc tên các điểm là đầu mút của mỗi đoạn thẳng. Do đó khi đặt tên các đầu mút, bé không được đặt tên trùng trong một đường gấp khúc.

Hình tứ giác là một hình học có bốn đỉnh và bốn cạnh. Các cạnh và góc của hình tứ giác có thể có các kích thước và độ đo góc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về hình dáng và thuộc tính của hình tứ giác. Cách đọc hình tứ giác là đọc tên tất cả các điểm ở đầu mút mỗi cạnh.

Tổng hợp kiến thức về đường gấp khúc và hình tứ giác
Tổng hợp kiến thức về đường gấp khúc và hình tứ giác

2. Các dạng bài tập thường gặp 

Toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác là một trong những bài hình học cơ bản mà trẻ được tiếp xúc trong chương trình lớp 2. Ở bài học này, trẻ sẽ được tiếp xúc với một số dạng bài cơ bản như sau: 

Dạng vẽ đường gấp khúc theo yêu cầu

Đây là dạng dễ nhất về đường gấp khúc. Để hoàn thành yêu cầu đề bài, bé chỉ cần nối các điểm không thẳng hàng cho trước theo tên của hình gấp khúc mà đề bài ra là được. Dạng bài này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi trẻ phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ khi làm bài, đặc biệt là chú ý nối các điểm theo đúng tên gọi của đường gấp khúc.

Ví dụ: Vẽ đường gấp khúc ABC từ các điểm dưới đây. Lúc này đề bài sẽ cho trước 3 điểm riêng biệt không thẳng hàng A, B, C. Việc mà bé cần làm là nối A với B, nối B với C để được đường gấp khúc như hình dưới đây. Nếu nối A với C thì ngay lập tức đường gấp khúc sẽ sai theo yêu cầu đề bài.

Dạng tính độ dài đường gấp khúc

Dạng bài tính độ dài yêu cầu trẻ phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thước đo, bút và giấy nháp. Cách làm dạng bài này là đo độ dài của từng đường thẳng rồi tính tổng độ dài của các đường thẳng đó.

Ví dụ: Cho đường gấp khúc EDFT. Hãy tính độ dài đường gấp khúc đó.

Cách giải: Độ dài đường gấp khúc EDFT là: ED + DF + FT  = 8 + 4 + 3 = 15 (cm)

Dạng đọc tên đường gấp khúc

Cách đọc tên đường gấp khúc rất đơn giản. Chỉ cần đọc đầy đủ các đầu mút của đường thẳng theo thứ tự từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. 

Ví dụ: Đọc tên đoạn gấp khúc có trong hình sau đây: 

Ví dụ đường gấp khúc hình tứ giác
Ví dụ đường gấp khúc hình tứ giác

Đoạn gấp khúc ABC hoặc CBA

3. Tổng hợp bài tập đường gấp khúc hình tứ giác 

Để đảm bảo quá trình học tập diễn ra một cách thuận lợi, POMath xin tổng hợp file bài tập toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác trong link dưới đây, giúp cha mẹ cùng con em có thêm tài liệu ôn tập hiệu quả hơn.

DOWNLOAD BÀI TẬP TOÁN LỚP 2 ĐƯỜNG GẤP KHÚC HÌNH TỨ GIÁC 

Tất cả các bài tập này đã được sưu tầm và kiểm nghiệm bởi những giáo viên chuyên môn trong lĩnh vực toán học. Mỗi bài tập đã được thiết kế sao cho phù hợp với chương trình học mới của Bộ Giáo dục và có số liệu chính xác. Do đó, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của các bài tập trên POMath.

Xem thêm:

Toán lớp 2 viết số thích hợp vào chỗ chấm: hướng dẫn cách làm và bài tập luyện tập 

4. Bí quyết học tốt kiến thức đường gấp khúc hình tứ giác 

Học và hiểu rõ về khái niệm đường gấp khúc hình tứ giác là một phần quan trọng của việc nắm vững kiến thức hình học. Dưới đây là một số bí quyết giúp bé học tốt về đường gấp khúc trong hình tứ giác mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng đối với con em mình:

Học thông qua những tình huống thực tiễn 

Học thông qua thực tiễn là phương pháp giáo dục được sử dụng phổ biến trong các chương trình phổ thông trên toàn thế giới. Thông qua các tình huống, ví dụ và trải nghiệm trong thế giới thực, bé sẽ hiểu và áp dụng kiến thức một cách sâu sắc và hiệu quả hơn. 

Ví dụ, cha mẹ có thể nghĩ về việc gấp một tấm giấy thành hình tứ giác từ đó có thể tạo ra một đường gấp khúc bằng cách nối các đỉnh không thẳng hàng. Điều này giúp bé áp dụng kiến thức vào thế giới thực và hiểu sâu hơn về cách hình tứ giác có thể được hình thành.

Bí quyết giúp bé học tốt kiến thức đường gấp khúc
Bí quyết giúp bé học tốt kiến thức đường gấp khúc

Học thông qua hình ảnh trực quan 

Dùng hình ảnh và biểu đồ để minh họa khái niệm đường gấp khúc là một cách thú vị để giúp trẻ nhớ lâu và hiểu sâu hơn về toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác. Khi bé thấy được một hình ảnh minh họa, điều này có thể giúp bé dễ dàng hình dung và nhớ lâu hơn về cách tạo ra một đường gấp khúc trong một hình tứ giác.

Cùng con học thông qua những hình ảnh trực quan
Cùng con học thông qua những hình ảnh trực quan

Phát triển tư duy cùng POMath 

PoMath được biết đến như một môi trường học tập khuyến khích sự thông minh và thúc đẩy sự sáng tạo đa dạng của trẻ. POMath áp dụng các phương pháp học toán qua mô hình toán học, tập trung vào việc giúp bé phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề tự chủ. Không những thế, đến với các khoá học tại POMath, bé sẽ được hình thành hình thái tâm lý yêu toán học tự nhiên, kích thích niềm yêu thích với toán học. 

Tham gia lớp học POMath giúp các em được tiếp nhận kiến thức từ nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần cải thiện không chỉ kết quả học tập trên giảng đường mà còn giúp phát triển những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cơ bản về toán lớp 2 đường gấp khúc hình tứ giác. Hy vọng rằng chia sẻ kinh nghiệm từ POMath sẽ giúp bé có phương pháp làm bài khoa học, từ đó đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra trên lớp. 



    +