Trong chương trình học lớp 12, kiến thức về đơn vị đo độ dài khá quan trọng. Dưới đây là toàn bộ lý thuyết và bài tập toán lớp 2 đơn vị đo độ dài mà POMath đã tổng hợp lại. Ba mẹ cùng con ôn lại và luyện đề để chinh phục sâu hơn các dạng toán lớp 2 nhé!
Bảng đơn vị đo độ dài và kiến thức toán lớp 2
Ở kiến thức toán lớp 2, phần đơn vị đo độ dài, bé được làm quen với các đơn vị mới bao gồm dm, cm, mm. Về cơ bản bé cần ghi nhớ thứ tự các đơn vị đo độ dài, biết cách tính toán, quy đổi cơ bản.
Trong bảng đơn vị đo độ dài, bé cần nắm được kiến thức: có 7 đơn vị đo được sử dụng phổ biến, sắp xếp theo thứ tự lớn đến bé bao gồm: km, dm, dam, m, dm, cm, mm. Trong số đó, km được xem là đơn vị đo độ dài lớn nhất, mm là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất. Các đơn vị liền nhau hơn kém nhau 10 đơn vị. Cụ thể đó là: 1km = 10 hm = 100 dam = 1000 m = 10.000 dm = 100.000 cm = 1.000.00 mm.
Một số dạng bài tập toán lớp 2 đơn vị đo độ dài thường gặp
Đối với nhóm kiến thức liên quan đến đơn vị đo độ dài, bé thường gặp một số dạng bài cơ bản như sau.
Dạng bài đổi đơn vị đo
Đây được xem là dạng toán nâng cao. Bài toán yêu cầu bé đổi các đơn vị đo này sang đơn vị đo khác. Để làm tốt dạng bài này, bé cần nắm rõ được giá trị các đơn vị đo độ dài theo thứ tự, biết cách so sánh đâu là đơn vị lớn hơn bé hơn. Với dạng bài này, bé nên kẻ bảng để có thể so sánh, ghi nhớ giá trị chuẩn xác, tránh nhầm lẫn.
Thực hiện phép tính
Một dạng toán khá quen thuộc nữa đó là dạng thực hiện các phép tính với đơn vị đo độ dài. Trong đó, các bạn thực hiện phép tính cùng đơn vị hoặc khác đơn vị. Trong trường hợp khác đơn vị, bé cần thực hiện đổi về cùng đơn vị đo, quay trở lại dạng bài 1.
Dạng so sánh các đơn vị đo độ dài
Đối với dạng bài so sánh, bé cần hiểu được giá trị, ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài chuẩn. Sau đó thực hiện so sánh lớn hơn, bé hơn bằng nhau như so sánh phép tính thông thường. Trong trường hợp so sánh có phép tính và khác đơn vị đo, bé cần thực hiện đổi về cùng 1 đơn vị đo và thực hiện phép tính.
Xem thêm: Tổng hợp bài tập toán lớp 2 đặt tính rồi tính
Tổng hợp bài tập toán lớp 2 đơn vị đo độ dài
Dưới đây là tổng hợp các bài tập toán lớp 2 về đơn vị đo độ dài mà POMath đã sưu tầm, tổng hợp lại. Ba mẹ có thể lưu về và cùng con luyện tập, để chinh phục nhuần nhuyễn kiến thức về đơn vị đo độ dài nhé!
TỔNG HỢP BÀI TẬP ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Bí quyết giúp con học tốt kiến thức đơn vị đo độ dài
Để chinh phục được kiến thức và bài tập đơn vị đo độ dài, ba mẹ hãy áp dụng những bí quyết quan trọng dưới đây nhé!
Hiểu rõ giá trị các đơn vị cơ bản
Trước tiên để làm được các dạng bài tập dù cơ bản hay nâng cao, bé cần nắm rõ những nguyên tắc, kiến thức cơ bản nhất. Bé cần nắm rõ được thứ tự xuất hiện của các đơn vị đo độ dài. Biết cách so sánh giá trị các đơn vị. Như vậy, mới có thể áp dụng vào giải toán, từ cơ bản đến nâng cao.
Cho con làm toán gắn liền với thực tiễn
Đối với kiến đo độ dài, ba mẹ nên áp dụng việc cho con thực hành đo độ dài trên các dụng cụ, sự vật thực tế. Ví dụ như cùng con thực hành đo chiều dài sàn nhà, cái bàn, cái ghế hay chính việc đo chiều cao của con. Gắn liền toán học với thực tế như vậy sẽ giúp con có thể yêu toán tự nhiên hơn, dễ hiểu hơn với các con số. Đồng thời, con có thể phát triển khả năng tư tuy tốt hơn.
Tạo nền tảng tư duy cùng POMath
Rèn luyện tư duy là yếu tố quan trọng ba mẹ nên xây dựng từ bé cho con. Phát triển tư duy toán học từ nhỏ sẽ giúp con tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn. Không những thế, bên cạnh việc phát triển tư duy toán học, con còn được kích thích sự sáng tạo.
Hiện nay POMath đang cung cấp 2 khoá học chính là Mầm non và Tiểu học, dành cho trẻ 4-6 tuổi và 6-11 tuổi. Với phương pháp hiện đại, môi trường học đa phương tiện, các khóa học của POMath là nền tảng cho con phát triển toàn diện hơn về cả tư duy toán học lẫn các kỹ năng mềm khác.
Trên đây là những kiến thức và các dạng bài tập toán lớp 2 đơn vị đo độ dài thường gặp mà POMath đã tổng hợp lại. Ba mẹ hãy luôn cùng con đồng hành, chinh phục toán học nhé!