(Dành cho học sinh 7 tuổi)
Một lần vô tình lướt facebook, tôi có đọc được một bài toán được chia sẻ rầm rộ trong một nhóm như sau: “Có 5 viên bi xanh, 4 viên bi vàng. Lấy ra 3 viên bi, hỏi còn bao nhiêu viên bi vàng?”.
Khi xem những bình luận bên dưới bài toán thì đa số mọi người đều cho là đề bài có vấn đề: “cho chưa đủ dữ kiện nên không thể giải quyết được”. Tôi thiết nghĩ, nếu mỗi bài toán, mỗi câu hỏi đều có một đáp án chính xác thì đó chỉ là một bài toán đóng. Trong dạy học còn cần những bài toán mở. Ở đó bài toán có thể có nhiều cách giải, nhiều đáp án khác nhau. Chẳng hạn như bài toán tôi vừa nêu, giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Lập luận: Vì lấy ra 3 viên nên có thể xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Cả 3 viên lấy ra đều màu xanh.
Trường hợp 2: Cả 3 viên lấy ra đều màu vàng.
Trường hợp 3: Lấy ra 1 viên bi xanh và 2 viên bi vàng.
Trường hợp 4: Lấy ra 2 viên bi xanh và 1 viên bi vàng.
Sau đó chúng ta lập bảng như sau:
Như vậy chúng ta đã giải quyết xong vấn đề mà tưởng chừng ban đầu bài toán chưa thể giải được. Ở POMath, tôi may mắn vì được dạy học sinh những bài toán tương tự như vậy. Nhờ đó mà học sinh của chúng tôi không ngừng tự đặt ra câu hỏi, suy luận, phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề.
Trong chương trình học POMath luôn có những bài toán như vậy. Mời các bạn nhỏ lớp 2 hãy thử sức với bài toán sau nhé!
Bài toán: Hai anh em Bin và Bốp có tất cả 16 viên bi. Biết số viên bi của anh Bin nhiều hơn một nửa số viên bi và gấp 3 lần số viên bi của em Bốp. Tìm số viên bi của mỗi người.