Tổng hợp các dạng bài tập toán lớp 3 theo từng khối lượng kiến thức

Tổng hợp các dạng bài tập toán lớp 3

Chương trình toán học lớp 3 theo sách giáo khoa mới xuất hiện rất nhiều thay đổi nên đôi khi cha mẹ cảm thấy bỡ ngỡ khi cùng bé ôn tập. Bài viết dưới đây POMath xin tổng hợp tất tần tất các dạng bài tập toán lớp 3 thường gặp nhất giúp bé luyện tập hiệu quả, ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

I. Dạng bài tập với các số phạm vi 10000, 100000

Xuyên suốt chương trình toán lớp 3, bé sẽ được làm quen với những con số có giá trị lớn trong phạm vi 10000, 100000. Các dạng bài tập toán lớp 3 này không khó nhưng bé cần phải cẩn thận khi làm bài tập bởi việc tính toán cộng trừ nhân chia các số lớn rất hay xảy ra sai sót.

1. Các dạng bài tập toán lớp 3 học kỳ 1 – Cách đọc, viết số có 4, 5 chữ số

Dạng bài tập đọc số là một trong những bài tập bé được tiếp xúc đầu tiên khi bắt đầu học về số tự nhiên. Ở chương trình lớp 1, bé được học cách đọc số có 2 chữ số. Trong chương trình toán lớp 3, dạng bài đọc số có 4, 5 chữ số rất phổ biến.

Để đọc số có 4, 5 chữ số, bé đọc theo thứ tự từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng lớn nhất cho đến hàng bé nhất. Ví dụ đề bài yêu cầu đọc số có 5 chữ số, bé bắt đầu đọc lần lượt từ hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, tròn chục và cuối cùng là đơn vị.

Ví dụ: Đọc số 349850: Ba trăm bốn mươi chín nghìn tám trăm năm mươi.

Khi đọc số, bé cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt sau đây:

  • Khi số trăm có giá trị hàng chục là 0, giá trị hàng đơn vị từ 1 đến 9 thì đọc là linh. Ví dụ đọc số 1603 là một nghìn sáu trăm linh ba.
  • Đọc số 5 là “lăm” khi số 5 nằm ở vị trí sau hàng chục, chục nghìn, chục trăm nghìn. Ví dụ đọc số 345897 là Ba trăm bốn mươi lăm nghìn tám trăm chín mươi bảy.
  • Đọc số 1 là mốt khi 1 đứng sau hàng chục, chục nghìn, chục trăm nghìn. Ví dụ đọc số 451390 là Bốn trăm năm mươi mốt nghìn ba trăm chín mươi.
  • Đọc số 4 là tư khi 4 đứng sau hàng chục, chục nghìn, chục trăm nghìn. Ví dụ đọc số 354 là Ba trăm năm mươi tư.

2. So sánh các số trong phạm vi 10000, 100000

Khi so sánh các số với nhau, bé thực hiện lần lượt theo thứ tự sau đây: 

  • Bước 1: So sánh số chữ số của hai số. Số nào nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
  • Bước 2: Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì lần lượt so sánh từng chữ số cùng hàng. 

Ví dụ: So sánh số 458293 và số 459257. 

  • Bước 1: Đếm số chữ số của hai số. Nhận thấy hai số đều là số có 6 chữ số nên chuyển sang bước 2.
  • Bước 2: So sánh từng chữ số ở cùng một hàng. Thấy 4 = 4, 5 = 5, 8 < 9. Vậy nên số 458293 < 459257.

3. Phép cộng trừ trong phạm vi 10000, 100000

Để thực hiện phép tính, bé chỉ cần thực hiện đặt tính rồi tính theo hàng dọc rồi tính toán thẳng hàng theo thứ tự từ trái qua phải là được.

Ví dụ: 

Bài tập về phép cộng
Bài tập về phép cộng

4. Phép nhân, chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số

Trong các dạng bài tập toán lớp 3 thì dạng toán nhân, chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số là dạng bài trọng tâm và hay xảy ra nhầm lẫn nhất.

Để làm dạng bài tập phép nhân số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số, bé đặt tính rồi tính tương tự với dạng bài phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

Bài tập phép nhân phép chia
Bài tập phép nhân phép chia

Để làm dạng bài tập phép chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số, bé đặt tính rồi tính theo trình tự như sau:

Phép nhân chia 4, 5 chữ số
Phép nhân chia 4, 5 chữ số

5. Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm x)

  • Quy tắc tìm x trong phép cộng: 

Cấu trúc phép tính cộng cơ bản: số hạng + số hạng = Tổng.

Tìm x là số hạng: số hạng = tổng – số hạng

Ví dụ: Tìm x biết 35 + x = 78

x = 78 – 35

x =    43

  • Quy tắc tìm x trong phép trừ: 

Cấu trúc phép tính trừ cơ bản: Số bị trừ – số trừ = hiệu

Tìm x là số bị trừ: số bị trừ = hiệu + số trừ

Tìm x là số trừ: số trừ = số bị trừ – hiệu

Ví dụ: Tìm x biết 69 – x = 58

x   = 69 – 58

x   =   11

Ví dụ: Tìm x biết x – 13 = 39

        x      = 39 + 13

        x      =    52

  • Quy tắc tìm x trong phép nhân

Cấu trúc phép nhân cơ bản: thừa số x thừa số = tích

Tìm x là thừa số: thừa số = tích : thừa số

Ví dụ: Tìm x biết 5 x X = 25

        X     = 25 : 5

        X     =   5

  • Quy tắc tìm x trong phép chia

Cấu trúc phép chia cơ bản: Số bị chia : số chia = thương

Tìm x là số bị chia: số bị chia = thương x số chia

Tìm x là số chia: số chia = số bị chia : thương

Ví dụ: Tìm x biết: x : 9 = 4

x  = 4 x 9

x  = 36

Ví dụ: Tìm x biết: 54 : x = 9

x    = 54 : 9

x    = 6

6. Tính giá trị biểu thức

Để tính giá trị biểu thức, bé thực hiện phép tính lần lượt theo thứ tự nhân chia trước cộng trừ sau. Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau 36498 : 3 – 1398 = 12166 – 1398 = 10768

II. Dạng bài tập giải toán có lời văn

Dạng bài tập toán có lời văn rất hay xuất hiện trong cấu trúc của đề thi cuối học kỳ. Sau đây là một số dạng bài cơ bản mà bé nên chú trọng ôn luyện cho kỹ.

1. Dạng toán về hơn kém số đơn vị

Đây là dạng toán có lời văn dễ nhất khi bé chỉ cần thực hiện phép tính cộng trừ là ra kết quả.

Ví dụ: Hương có 7 chiếc kẹo, Minh hơn Hương 12 chiếc kẹo. Hỏi Minh có bao nhiêu chiếc kẹo?

Bài làm: Minh có số chiếc kẹo là:

7 + 12 = 19 (chiếc)

Đáp số: 19 chiếc kẹo

2. Các dạng bài tập toán lớp 3 học kỳ 2 – dạng toán về gấp số lần, giảm số lần

Đây là dạng bài toán có lời văn dùng phép nhân, phép chia để ra kết quả cuối cùng. Để tính kết quả gấp số lần ta dùng phép nhân, kết quả giảm số lần ta dùng phép chia hết.

Ví dụ: Bạn Hương có 35 chiếc kẹo. Bạn Minh có số kẹo ít hơn bạn Hương 7 lần. Hỏi Bạn Minh có bao nhiêu chiếc kẹo?

Bài làm: Bạn Minh có số chiếc kẹo là:

35 : 7 = 5 (chiếc)

Đáp số: 5 chiếc kẹo

3. Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị

Đây là dạng toán cần thực hiện 2 phép tính thì mới ra kết quả. Cách thực hiện dạng toán rút về đơn vị theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Tìm giá trị của một đơn vị bằng phép tính chia.
  • Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị bằng phép tính nhân.

Ví dụ: Có 9 thùng cam chứa tất cả 81 quả cam. Hỏi 5 thùng cam thì có bao nhiêu quả?

Bài giải:

Mỗi thùng cam có số quả là:

81 : 9 = 9 (quả cam)

5 thùng cam có số quả là:

9 x 5 = 45 (quả cam)

Đáp số: 45 quả cam

III. Dạng bài tập liên quan đến kiến thức hình học

Toán hình lớp 3 bao gồm rất nhiều dạng bài tập đa dạng nên đòi hỏi bé cần phải nhớ nhiều lý thuyết. Để thành thạo các dạng bài tập toán hình, cha mẹ nên cùng bé ôn tập đúng trình tự từ lý thuyết đến bài tập. Sau đây là các dạng bài mà bé được học trong chương trình toán hình lớp 3:

1. Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng

Điểm, trung điểm là bài tập đầu tiên về hình học mà bé được tiếp xúc trong chương trình toán lớp 3. Điểm được kí hiệu là một chấm và được đặt tên là chữ cái in hoa. Trung điểm là điểm nằm trên đường thẳng sao cho khoảng cách giữa điểm đó và hai đầu mút của đoạn thẳng là bằng nhau.

2. Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính

Khi học kiến thức về hình tròn, bé sẽ được cô giáo hướng dẫn về tính chất của tâm, bán kính, đường kính. Các bài tập liên quan đến hình tròn cũng khá phong phú, từ tính diện tích, chu vi cho đến tính bán kính, đường kính.

Hình tròn là hình học được tạo bởi tất cả các điểm trên mặt phẳng cùng cách một điểm (tâm) một khoảng cách cố định. Trong hình tròn, không có góc và không có cạnh. Khoảng cách từ tâm đến bất kỳ điểm nào trên bề mặt của hình tròn là bán kính của nó. Đường kính bằng 2 lần bán kính. 

Ví dụ: Tính bán kính đường tròn biết chu vi của nó là 25,12cm. 

Bài giải: Đường kính của hình tròn là:

25,12 : 3,14 = 8 (cm)

    Bán kính của hình tròn là:

8 : 2 = 4 (cm)

Đáp số: 4 cm

3. Hình chữ nhật, chu vi, diện tích hình chữ nhật

Bài tập liên quan đến hình chữ nhật mà bé được tiếp xúc trong chương trình chủ yếu là dạng nhận biết hình, tính chu vi, tính diện tích. Để làm được các dạng này, bé chỉ cần nhớ đầy đủ tính chất đặc trưng của hình chữ nhật và các công thức tính chu vi, diện tích. 

Hình chữ nhật là hình học có bốn góc vuông và cả bốn cạnh có độ dài khác nhau trong đó 2 cạnh đối diện của hình chữ nhật có độ dài bằng nhau và song song với nhau. Chu vi hình chữ nhật được tính theo công thức: (chiều dài + chiều rộng) x 2. Diện tích hình chữ nhật được tính theo công thức: chiều dài x chiều rộng.

Ví dụ: Tính chu vi hình chữ nhật biết chiều dài là 15cm, chiều rộng là 8cm.

Bài giải: Chu vi hình chữ nhật là:

(15 + 8) x 2 = 46 (cm)

Đáp số: 46 cm

4. Hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông

Bé đã được học cách nhận biết hình vuông trong chương trình toán lớp 1. Đến lớp 3, bài tập về hình vuông chủ yếu là tính chu vi và diện tích. Hình vuông là hình có bốn góc vuông và cả bốn cạnh có độ dài bằng nhau.Chu vi hình vuông được tính theo công thức: cạnh hình vuông x 4. Diện tích hình vuông được tính theo công thức: cạnh hình vuông x cạnh hình vuông. 

Ví dụ: Một mảnh đất hình vuông có cạnh dài 5m. Hỏi diện tích của mảnh vườn là bao nhiêu?

Bài giải: Diện tích của mảnh vườn là:

5 x 4 = 20 (m2)

Đáp số: 20m2

IV. Một số dạng bài toán khác thường gặp 

Kiến thức số La Mã là một trong các dạng bài tập toán lớp 3 quan trọng mà bé cần nắm chắc bởi bài học này còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

1. Làm quen với chữ số La mã

Số La Mã là một hệ thống số độc đáo và được sử dụng rộng rãi chỉ đứng sau số học La Tinh về mức độ phổ biến. Hệ số La Mã thường được dùng để biểu thị số thế kỷ, mặt số đồng hồ, số trang trong sách, số chương, và nhiều ứng dụng khác.

2. Các chữ số La mã từ I đến XXI

Để biết được cách đọc số la mã, bé cần học thuộc bảng sau đây:

I 1
II 2
III 3
IV 4
V 5
VI 6
VII 7
VIII 8
IX 9
X 10
XI 11
XII 12
XIII 13
XIV 14
XV 15
XVI 16
XVII 17
XVIII 18
XIX 19
XX 20

3. Thực hành xem đồng hồ

Thực hành xem đồng hồ là bài học quan trọng bé cần nắm được trong chương trình lớp 3. Dạng bài tập về xem đồng hồ cơ bản bao gồm: xác định giờ, phút từ hình ảnh đồng hồ cho sẵn! Bài tập sẽ thường có 3 loại đồng hồ được sử dụng rộng rãi là đồng hồ mặt số, đồng hồ mặt La mã và đồng hồ điện tử. 

Ví dụ: 

Bài tập xem đồng hồ
Bài tập xem đồng hồ

Đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút

Xem thêm:

V. Tổng hợp đề luyện tập các dạng toán lớp 3

Dưới đây là tổng hợp đề luyện tập các dạng toán lớp 3 có đáp án: 

DOWNLOAD BÀI TẬP CÁC DẠNG BÀI TẬP TOÁN LỚP 3 TẠI ĐÂY

Các bài tập trong link được sưu tầm và kiểm duyệt bởi giáo viên có chuyên môn, đảm bảo rằng số liệu được cung cấp là chính xác và phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Do đó, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về độ tin cậy của các bài tập này trong quá trình hỗ trợ con học toán.

VI. Tạo nền tảng cho con cùng POMath

POMath là trung tâm phát triển toán tư duy cho trẻ từ 4-11 tuổi áp dụng các phương pháp học toán hiện đại.

Các khoá học tại POMath được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. POMath không chỉ hướng tới việc tạo nền tảng toán học cơ bản cho trẻ mà còn tập trung xây dựng và bồi đắp cả các kỹ năng mềm cũng như tâm lý yêu toán học tự nhiên cho trẻ. 

  • POMath ứng dụng việc dạy học thông mô hình toán học tự nhiên, qua các tình huống thực tế giúp kích thích khả năng ứng dụng toán học vào thực tiễn cho trẻ. 
  • Phát triển khả năng sáng tạo, tưởng tượng, tư duy cho bé bằng hình ảnh, trò chơi toán học. 
  • Hình thành hình thái tâm lý yêu toán học tự nhiên, giúp bé có động lực học, tự chủ tìm kiếm kiến thức, giảm áp lực căng thẳng trong quá trình học toán.
Phát triển tư duy toán học cùng POMath
Phát triển tư duy toán học cùng POMath

POMath có xây dựng bài test đánh giá năng lực toán học cho trẻ. Ba mẹ có thể cho con làm bài test và nhận kết quả online để được sắp xếp lớp học phù hợp. 

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các dạng bài tập toán lớp 3 mà bé được học trong chương trình sách giáo khoa mới. Hy vọng bài viết giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian khi hệ thống kiến thức đồng thời giúp bé nâng cao điểm số hiệu quả. Liên hệ với POMath để được tư vấn chi tiết về các khóa học phát triển toán tư duy cho bé nhé!



    +