Tổng hợp kiến thức Toán lớp 1 đo độ dài và những lưu ý khi dạy trẻ học

5-toan-lop-1-do-do-dai

Toán lớp 1 đo độ dài là một phần kiến thức rất quan trọng, xuyên suốt trong quá trình học tập ở các cấp của trẻ. Vậy bài học về đo độ dài dạy trẻ những gì? Làm sao để giúp con nắm chắc kiến thức? Ba mẹ hãy cùng POMath tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Những kiến thức bé học được từ bài toán lớp 1 đo độ dài

Khi học toán lớp 1 đo độ dài, các con sẽ nắm được những kiến thức quan trọng như:

  • Biết cách đo độ dài bằng các đơn vị tương đối: Qua bài toán đo độ dài lớp 1 này, các con sẽ biết thêm một số đơn vị đo tương đối và “không chính thống” như: gang tay, sải tay, bước chân,… Từ đó các bé sẽ thực hành đo độ dài của một số vật quen thuộc với mình mà không cần sử dụng thước như cái bảng, cái bàn, đoạn đường, quyển vở,…
  • Hiểu ý nghĩa của những đơn vị đo độ dài đó: Vì sải tay, gang tay, bước chân của mỗi người là khác nhau nên độ dài sẽ khác nhau. Vì vậy, kết quả đo dựa trên đơn vị này chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác tuyệt đối được.
  • Hình thành tư duy đo bằng đơn vị chính xác tuyệt đối: Với kết quả đo bằng đơn vị chỉ mang tính tương đối, các con sẽ mong muốn có kết quả chính xác cao hơn. Đây chính là tiền đề, cơ sở giúp bé chú tâm và tiếp thu kiến thức của bài toán lớp 1 đo độ dài bằng thước với đơn vị xăng-ti-mét kế tiếp dễ dàng hơn.
4-toan-lop-1-do-do-dai
Toán lớp 1 đo độ dài giúp trẻ hiểu về cách đo và các đơn vị đo

Cách dạy học toán lớp 1 đo độ dài cho bé

Có nhiều cách để dạy trẻ học toán lớp 1 đo độ dài. Tuy nhiên, cách dễ nhất là ba mẹ hãy giải thích cho trẻ biết rõ thế nào là đo độ dài một vật bằng gang tay, sải tay, bước chân. Từ đó hướng dẫn con thực hành đo độ dài của các đồ vật quen thuộc bằng đơn vị đo vừa được học.

Lý thuyết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân

Để trẻ có thể tự thực hành đo độ dài toán lớp 1 bằng các đơn vị đo “không chính thống”, trước tiên ba mẹ cần giải thích cho con hiểu về lý thuyết.

  • Bài toán đo độ dài lớp 1 bằng gang tay: Độ dài của một gang tay được tính từ đầu của ngón tay cái đến đầu của ngón tay giữa.
  • Đo độ dài bằng sải tay: Dang rộng hai tay, một sải tay được tính từ ngón tay giữa của bàn tay trái đến ngón tay giữa bàn tay phải.
  • Đo độ dài bằng bước chân: Độ dài của một bước chân được tính từ mũi bàn chân phía sau đến mũi bàn chân phía trước.

Ngoài các đơn vị đo độ dài mang tính tương đối kể trên, xung quanh chúng ta còn rất nhiều đồ vật khác cũng có thể dùng để đo như: cái que, chiếc đũa, que tính, ô gạch,…

toan-lop-1-do-do-dai-3
Lý thuyết đo độ dài chuẩn

Thực hành, luyện tập đo độ dài

Từ khái niệm về bài đo độ dài toán lớp 1 ở trên, ba mẹ hãy hướng dẫn và đồng hành trẻ thực hành. Đây là cách giúp trẻ ôn lại kiến thức đã được học, đồng thời kích thích sự hứng thú học môn toán hơn.

Ba mẹ có thể cho con thực hành toán lớp 1 đo độ dài với một số yêu cầu đơn giản như sau:

  • Đo độ dài các vật trong nhà: Ví dụ như chiều dài bàn ăn, bàn học, đo độ dài chiếc giường, chiều dài cửa nhà,…
  • Đo độ dài các bộ phận trên cơ thể: Một số bộ phận như chân, tay, đùi,… có thể đưa ra để trẻ tự thực hành đo độ dài. 
  • Tìm đồ vật trong nhà có độ dài theo yêu cầu: Ví dụ như tìm các đồ vật có độ dài khoảng 2 gang tay của con, tìm độ vật có độ dài bằng 1 sải tay con,…
  • So sánh độ dài các đồ vật: Lựa chọn 2-3 đồ vật có chiều dài khác nhau để trẻ thực hành toán lớp 1 đo độ dài với yêu cầu cụ thể như: tìm ra vật có chiều dài lớn nhất / nhỏ nhất hoặc sắp xếp các đồ vật theo thứ tự chiều dài tăng / giảm dần.
1-toan-lop-1-do-do-dai
Bé thực hành đo độ dài

Các dạng bài tập Toán lớp 1 đo độ dài

Sau khi đã hướng dẫn trẻ nắm được lý thuyết về những đơn vị mang tính tương đối, ba mẹ hãy giới thiệu và hướng dẫn con giải một số dạng toán lớp 1 đo độ dài thường gặp.

Đo độ dài

Với dạng bài tập này, các em hãy dùng gang tay, sải tay hoặc bước chân,… để đo độ dài của các đồ vật xung quanh mình. Ví dụ như: Cái bàn, cái bút, cái thước, cánh cửa, cái giường,… Về kết quả không yêu cầu chính xác tuyệt đối, bé có thể hình dung được về cách đo đơn giản nhất.

Xem thêm: 

So sánh độ dài của vật cho trước

Ở dạng bài tập so sánh độ dài của các vật cho trước, ba mẹ hãy chọn ra ít nhất từ 2 – 3 vật có chiều dài khác nhau. Nhiệm vụ của bé là xác định vật có chiều dài lớn nhất (cao nhất), vật ngắn nhất (thấp nhất), vật có chiều dài như nhau. Dạng bài tập này sẽ giúp cho các con có tư duy tốt về cách đo chiều dài của các đồ vật và phép tính so sánh.

3-toan-lop-1-do-do-dai
Các dạng bài tập đo độ dài

Lưu ý khi dạy trẻ học Toán lớp 1 đo độ dài

Như đã chia sẻ ở trên, bài Toán lớp 1 đo độ dài tuy kiến thức không có gì phức tạp nhưng lại rất quan trọng, là nền tảng giúp trẻ học tốt bài đo độ dài với các đơn vị đo tuyệt đối sau này. Vì vậy, để giúp con nắm chắc kiến thức toán lớp 1 đo độ dài, ba mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

Những lưu ý khi dạy trẻ học toán đo độ dài lớp 1 tốt hơn.

  • Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết khi học: Bút, thước, tẩy, sách, vở,…
  • Giải thích kiến thức chậm rãi để trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ba mẹ nên kết hợp giải thích bằng lời nói với thực hành sẽ giúp con hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn.
  • Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ, cách làm của mình để giải bài toán, giúp con chủ động hơn trong học tập và hiểu bài nhanh hơn.
  • Giúp con phát triển tư duy toán học cùng POMath: Các khóa học của POMath ứng dụng các phương pháp phát triển tư duy toàn diện cho trẻ từ 4-11 tuổi. Cùng với đó là môi trường học đa phương tiện sẽ giúp các con phát triển được các kỹ năng như sáng tạo, thuyết trình, làm việc nhóm,… Từ đó không chỉ giúp cho trẻ nâng cao tư duy toán học mà còn phát triển được nhiều kỹ năng quan trọng khác.
2-toan-lop-1-do-do-dai
Lưu ý khi dạy toán lớp 1 đo độ dài cho bé

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ dạy trẻ học Toán lớp 1 đo độ dài dễ dàng hơn và các bé học tốt hơn. Đừng quên theo dõi POMath để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác và được tư vấn miễn phí về các khóa học toán tư duy cho trẻ ba mẹ nhé.



    +