Dài hơn ngắn hơn là bài học quan trọng trong chương trình học môn toán lớp 1, giúp các em biết phân biết, so sánh về độ dài. Trong bài viết dưới đây, POMath sẽ chia sẻ đến ba mẹ các dạng bài tập Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn thường gặp và một số lưu ý quan trọng để giúp con học tốt hơn.
Lý thuyết cơ bản về toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn
Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn là bài học thuộc chương 3 – Các số trong phạm vi 100. Thông qua bài học này sẽ giúp các em nắm rõ khái niệm về dài hơn ngắn hơn và biết ứng dụng vào so sánh độ dài các vật trong thực tế. Vậy lý thuyết cơ bản của bài dài hơn ngắn hơn trong chương trình toán lớp 1 cụ thể là gì?
Dài hơn ngắn hơn là khái niệm dùng để so sánh chiều dài của hai vật bất kỳ. Khi so sánh, ta cần đặt đầu của hai vật đó ở vị trí bằng nhau, sau đó kiểm tra vị trí đầu còn lại của hai vật để so sánh.
Tuy nhiên, nếu vật so sánh đang ở vị trí thẳng đứng thì ta sử dụng từ “Cao – Thấp” thay vì “Dài hơn – Ngắn hơn” để so sánh.
Các dạng bài tập toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn
Khi học toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn, các em học sinh sẽ thường gặp hai dạng bài tập cơ bản phổ biến nhất gồm:
- So sánh độ dài của hai hoặc nhiều vật: Ở dạng bài này, đề bài sẽ đưa ra hai hoặc nhiều vật bất kì, các con cần quan sát và so sánh chiều dài của các vật đó.
- So sánh độ cao thấp của hai hay nhiều vật: Dạng bài này sẽ đưa ra 2 hay nhiều vật ở dạng thẳng đứng như cái cây, chiếc thang, người,… và yêu cầu trẻ quan sát, đưa ra nhận xét vật nào cao hơn, vật nào thấp hơn.
Từ cá dạng bài tập toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn phổ biến trên, ba mẹ có thể đặt ra đề bài để con thực hành ngay tại nhà vô cùng đơn giản. Ví dụ như: con hãy quan sát bố và mẹ và cho biết ai cao hơn, ai thấp hơn?
Những điều ba mẹ cần làm khi dạy con học toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn
Các dạng bài tập toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn tuy dễ nhưng đối với một số bạn nhỏ lại không hề dễ hình dung. Để giúp các con tiếp thu kiến thức tốt hơn, ba mẹ có thể tham khảo một số hoạt động sau để áp dụng trong quá trình dạy trẻ học.
Hoạt động 1: Chuẩn bị cho bài học cho con
Thay vì đi vào giải thích cụ thể từng khái niệm của bài Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn và bảo con học thuộc thì ba mẹ nên chuẩn bị trước một đề bài cụ thể. Một hoạt động đố vui đơn giản sẽ giúp các con hứng thú học và dễ hình dung ra kiến thức hơn.
Ví dụ: Ba mẹ chuẩn bị sẵn 2 chiếc bút chì có độ dài khác nhau, đặt chúng tại vị trí ngang bằng nhau để con đoán chiếc bút nào dài hơn, chiếc bút nào ngắn hơn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Với đề bài đã có, ba mẹ hãy tiếp tục hướng dẫn con quan sát và tìm ra chiếc bút chì nào dài hơn, chiếc bút chì nào ngắn hơn theo ý hiểu của mình. Sau đó, ba mẹ hãy giải thích lại cho con hiểu theo kiến thức lý thuyết Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn.
Hoạt động 3: Thực hành và luyện tập
Sau khi đã dạy trẻ hiểu được khái niệm cơ bản của bài học Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn, ba mẹ hãy đưa ra thêm một số câu hỏi đố thú vị khác để con vận dụng được kiến thức đã học để trả lời.
Ví dụ:
- Trong gia đình ai là người cao nhất, ai là người thấp nhất?
- Quan sát 1 cục tẩy, 1 chiếc bút chì và 1 chiếc thước kẻ và trả lời:
- Cái nào dài nhất, cái nào thấp nhất?
- So sánh và sắp xếp độ dài của các vật theo thứ tự tăng dần.
Lưu ý khi dạy trẻ học toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn
Có thể nói, nội dung bài học Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn chính là nền tảng để trẻ tiếp tục học các kiến thức về đo độ dài. Để trẻ nắm chắc kiến thức về dài hơn ngắn hơn toán lớp 1, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chú ý thời lượng học bài: Mức độ tập trung của trẻ ngắn hơn một khoảng so với người lớn. Vì vậy để con dễ hiểu bài và tránh chán nản, sợ học thì ba mẹ nên chia nhỏ bài học trong một thời gian nhất định.
- Đặt câu hỏi thường xuyên: Để trẻ luyện tập và ôn tập lại kiến thức, ba mẹ cần thường xuyên đặt ra những câu hỏi về toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn cho trẻ. Lưu ý là nên lựa chọn 2 hay nhiều vật/người/con vật xung quanh quen thuộc để con dễ dàng quan sát và so sánh hơn. Đồng thời tạo hứng thú học tập cho trẻ.
- Đa dạng bài tập để trẻ thực hành: Luyện tập nhiều dạng bài tập khác nhau sẽ giúp trẻ không bị chán mà còn góp phần phát triển tư duy nhanh hơn. Vì vậy, ngoài đề bài so sánh độ dài của 2 vật giống nhau, ba mẹ có thể cho con thực hành với các đồ vật khác nhau, số lượng so sánh cũng tăng dần lên theo mức độ tiếp thu của trẻ.
- Kiên nhẫn và “không” đòn roi khi học: Sự khích lệ tinh thần, động viên trẻ học và sự kiên nhẫn giảng dạy của ba mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ. Ba mẹ cần giữ được bình tĩnh, kiên nhẫn khi dạy trẻ học và tránh tuyệt đối “đòn roi”, “quát mắng” để trẻ không cảm thấy sợ học và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
- Tạo nền tảng tư duy toán học tốt cho bé cùng POMath: Tại POMath có các khóa học Ươm mầm (dành cho trẻ 4-6 tuổi) và Tiểu học (dành cho trẻ 6-11 tuổi). Thông qua các phương pháp dạy khoa học, hiện đại được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm sẽ giúp trẻ phát huy tốt được khả năng tư duy logic của mình. Để từ đó giúp bé rèn luyện tính chủ động, tự lập trong học tập và nâng cao tình yêu toán học, tiếp cận được với nhiều kiến thức mới dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Hướng dẫn giải bài toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn sách Cánh Diều
Sau khi các con nắm được kiến thức cơ bản của bài học Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn, ba mẹ cần hướng dẫn con giải đáp các bài tập trong SGK Cánh Diều trang 113. Thông qua những bài tập này sẽ giúp các em trau dồi kiến thức và kỹ năng làm bài tập tốt hơn.
Bài 1
Dựa vào kiến thức bài toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn đã học ta có câu trả lời như sau:
- a) So sánh độ dài của chiếc thìa và bàn chải đánh răng:
- Chiếc thìa ngắn hơn bàn chải đánh răng.
- Bàn chải đánh răng dài hơn chiếc thìa.
- b) So sánh độ dài của 3 cặp thang trong hình:
- Cặp thang đầu tiên: Thang màu xanh ngắn hơn thang màu đỏ. Thang màu đỏ dài hơn thang màu xanh.
- Cặp thang thứ hai: Thang màu xanh ngắn hơn thang màu hồng. Thang màu hồng dài hơn thang màu xanh.
- Cặp thang thứ ba: Thang màu xanh dài hơn thang màu tím. Thang màu tím ngắn hơn thang màu xanh.
Bài 2
Ba mẹ hướng dẫn trẻ nhìn vào hình và gợi ý đáp án:
- Chiếc váy dài nhất là váy màu xanh lá mạ.
- Chiếc váy nhắn nhất là váy màu xanh dương.
Bài 3
Để trẻ quan sát hình vẽ và trả lời:
- Hình bên trái: Con nhím thấp hơn con thỏ. Con thỏ cao hơn con nhím.
- Hình bên phải: Hươu cao cổ cao hơn đà điểu. Đà điểu thấp hơn hươu cao cổ.
Bài 4
Ba mẹ hướng dẫn bé quan sát hình và trả lời. Đáp án đúng như sau:
- Chú nam cao nhất.
- Tú thấp nhất.
Như vậy, bài viết này đã hệ thống lại kiến thức Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn rất đầy đủ chi tiết, đồng thời hướng dẫn ba mẹ những lưu ý quan trọng khi dạy con học. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp ba mẹ đồng hành học cùng con được tốt hơn.