Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 là kiến thức quan trọng trong chương trình, học tốt bảng trừ có nhớ là cơ sở để bé cải thiện khả năng tính nhẩm cũng như làm các dạng bài tập cần sử dụng nhiều đến phép tính. Sau đây POMath xin tổng hợp những tips hiệu quả để làm tốt các dạng bài về bảng trừ có nhớ.
1. Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20
Dưới đây là bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 mà bé được học trên lớp:
Khi dạy bé học, cha mẹ không nên ép bé học thuộc kết quả bảng trừ một cách dập khuôn mà thay vào đó nên hướng dẫn bé một số mẹo tính nhẩm nhanh để vừa giúp bé rèn luyện khả năng tư duy vừa giúp bé hiểu được bản chất của phép trừ.
Ví dụ đối với phép tính có hàng đơn vị là 1 thì khi trừ sẽ thực hiện theo cơ chế như sau: 11 – 5 = 10 – 4 = 6. Tức là hiểu một cách đơn giản là hãy cố đưa phép trừ về thành phép tính số tròn chục trừ đi một số. Ví dụ như phép tính 13 – 6 = 13 – 3 – 3 = 7.
2. Các dạng bài tập phép trừ có nhớ trong phạm vi 20
Dạng bài tập liên quan đến chủ đề bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 thường khá đơn giản, bao gồm dạng tính nhẩm, dạng toán có lời văn, dạng so sánh, dạng tìm ẩn số.
Dạng tính nhẩm
Bé chỉ cần thuộc bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 hoặc cách tính nhẩm mà POMath hướng dẫn ở trên là có thể hoàn thành tốt dạng bài này rồi. Khi tính nhẩm, bé cần cẩn thận kiểm tra lại đáp án để đảm bảo chắc chắn không làm mất điểm.
Dạng toán có lời văn
Để hoàn thiện dạng toán có lời văn, bé cần thực hiện theo đúng trình tư 4 bước: (i) Đọc và phân tích đề bài, (ii) Tóm tắt đề bài, (iii) Làm bài toán trước ra giấy nháp, (iv) Trình bày toán có lời văn vào vở.
Thường toán có lời văn về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 khá đơn giản chỉ cần dùng các phép tính có trong bảng nhớ nên bé hãy lưu ý học kỹ bảng nhớ để không xảy ra lỗi sai đáng tiếc khi làm toán có lời văn nhé.
Ví dụ: Mẹ Lan mua 16 quả táo, mẹ cho em Hân 7 quả. Hỏi mẹ Lan còn lại bao nhiêu quả táo.
Bài giải: Mẹ Lan còn lại số quả táo là:
16 – 7 = 9 (quả)
Đáp số: 9 quả
Dạng so sánh
Đề bài sẽ thường yêu cầu so sánh một số với phép trừ có trong bảng nhớ hoặc khó hơn là so sánh giữa hai phép trừ với nhau. Khi làm bài, bé cần tính nhẩm ra nháp kết quả của phép trừ rồi mới điền dấu <, >, = cho phù hợp.
Ví dụ: Điền dấu <, >, = vào ô trống
18 – 9……6 + 2. Tính nhẩm hai phép tính là 9…..8. Vậy kết quả là >
Dạng tìm ẩn số
Hiểu một cách đơn giản đây là dạng bài tìm x. Nhưng vì trong chương trình toán lớp 1 trẻ chưa được học cách tìm x nên để tìm ẩn số, bé cần phải có tư duy ngược để tìm được kết quả đề bài ra.
Ví dụ: Điền số vào chỗ trống:
13 – ……= 6. Kết quả là 7
3. Một số bài tập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20
Sau đây, POMath xin tổng hợp các bài tập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 được phân loại đủ 4 dạng để cha mẹ và bé ôn luyện hiệu quả hơn.
DOWNLOAD BÀI TẬP BẢNG TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 20 TẠI ĐÂY |
Tất cả các bài tập đã được xem xét và duyệt qua bởi các giáo viên có chuyên môn trong toán học. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm về tính chính xác và chất lượng của các bài tập này.
Xem thêm:
4. Mẹo ghi nhớ bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20
Với sự phát triển của công nghệ, có nhiều cách để học bảng trừ một cách hiệu quả, thú vị và dễ dàng nhớ trong phạm vi 20. Trong bài viết này, POMath xin giới thiệu một số mẹo và phương pháp học bảng trừ một cách hấp dẫn qua trò chơi, thực tiễn và từ cơ bản đến nâng cao.
Học qua trò chơi
Trò chơi là một cách tuyệt vời để tạo sự hứng thú và tập trung vào việc học bảng trừ. Sử dụng các trò chơi bảng trừ trực quan và thú vị như bài toán sudoku, các trò chơi trực tuyến hoặc bảng trò chơi.
Chơi với bạn bè hoặc gia đình có thể giúp bé tạo ra sự cạnh tranh làm tăng động lực để nâng cao khả năng ghi nhớ.
Học qua thực tiễn
Khi học bảng trừ, cha mẹ hãy áp dụng nó vào các tình huống thực tế. Ví dụ, khi mua sắm, cha mẹ có thể đố bé thử tính toán số tiền cần trả sau khi trừ đi giá sản phẩm. Sử dụng các ví dụ thực tế như vậy sẽ giúp bé hình dung và ứng dụng bảng trừ vào cuộc sống hàng ngày.
Học từ cơ bản đến nâng cao
Bắt đầu từ cơ bản là một cách tốt để xây dựng nền tảng vững chắc. Học thuộc lòng các phép trừ cơ bản từ 1 đến 10 trước. Sau đó, tiến xa hơn bằng cách học cách áp dụng các phép trừ này vào các số lớn hơn trong phạm vi 20.
Phát triển tư duy cùng POMath
POMath là một chương trình toán học được phát triển hơn 20 năm dưới sự nỗ lực của PGS.TS Chu Cẩm Thơ cùng đồng đội. Được sự quan tâm và tin tưởng của nhiều phụ huynh, POMath đã được ứng dụng trên hơn 20 trường học tại thành phố Hà Nội
Tham gia vào lớp học POMath, các em nhỏ sẽ được tiếp xúc trong một môi trường học tập chuyên nghiệp và ứng dụng thực tế. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề mà còn tạo ra sự tự tin trong cuộc sống. Hãy đăng ký lớp học POMath ngay hôm nay để giúp bé tiến gần hơn trên con đường chinh phục tri thức trong tương lai nhé!
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các phương pháp để học tốt bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20. Chỉ cần chăm chỉ rèn luyện và làm bài tập, bé chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. POMath chúc bé luôn chăm ngoan và học giỏi nhé!